Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh
+6
anhtt
hoant
phanminhbao
congnt
bangdc
hienst
10 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Hà Nội là Thành phố lớn thứ 17 trên thế giới về diện tích và dân số. Thủ đô Hà Nội có lịch sử 1000 năm văn hiến, là trung tâm văn hóa lớn của cả nước, có uy tín trong khu vực.
Chủ trương xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV xác định, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển văn hóa - xã hội Thủ đô.
Những năm qua, Hà Nội đã tích cực triển khai xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh, để từ đó xác định các nhiệm vụ cụ thể, các hoạt động văn hóa thiết thực góp phần xây dựng văn hóa Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đậm đà bản sắc Thăng Long ngàn năm văn hiến. Đã có nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, diễn đàn, nhiều công trình khoa học, bài viết của các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Tuy còn một số quan điểm khác nhau do cách tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung nhiều ý kiến bước đầu đã thống nhất một số nội dung chủ yếu về những tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đó là:
+ Thanh lịch: Nhẹ nhàng; tao nhã; hào hoa; lịch thiệp.
+ Văn minh: Hiểu biết, trí tuệ; sáng tạo; hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (yêu nước, đoàn kết, lòng nhân ái, khoan dung, yêu chuộng hòa bình…); tiếp thu nhiều phẩm chất tốt đẹp của văn hóa, văn minh nhân loại.
Chủ trương xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV xác định, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển văn hóa - xã hội Thủ đô.
Những năm qua, Hà Nội đã tích cực triển khai xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh, để từ đó xác định các nhiệm vụ cụ thể, các hoạt động văn hóa thiết thực góp phần xây dựng văn hóa Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đậm đà bản sắc Thăng Long ngàn năm văn hiến. Đã có nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, diễn đàn, nhiều công trình khoa học, bài viết của các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Tuy còn một số quan điểm khác nhau do cách tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung nhiều ý kiến bước đầu đã thống nhất một số nội dung chủ yếu về những tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đó là:
+ Thanh lịch: Nhẹ nhàng; tao nhã; hào hoa; lịch thiệp.
+ Văn minh: Hiểu biết, trí tuệ; sáng tạo; hội tụ những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (yêu nước, đoàn kết, lòng nhân ái, khoan dung, yêu chuộng hòa bình…); tiếp thu nhiều phẩm chất tốt đẹp của văn hóa, văn minh nhân loại.
Phòng Nghiên cứu phát triển văn hóa – xã hội rất quan tâm đến việc nghiên cứu đề xuất các tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Chúng tôi rất mong muốn nhận được sự quan tâm, chia sẻ các ý kiến của các bạn đồng nghiệp trong Viện về một số nội dung sau:
- Cho ý kiến bình luận về nội dung các tiêu chí thành phần nêu trên;
- Đề xuất bổ sung các nội dung mới về tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh;
- Đề xuất hướng nghiên cứu trong lĩnh vực này góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển văn hóa Thủ đô.
Trân trọng cảm ơn!
Vũ Thúy Anh - Trưởng phòng NCPT Văn hóa- xã hội.
Được sửa bởi hienst ngày Tue Oct 07, 2014 4:51 pm; sửa lần 1.
hienst- Tổng số bài gửi : 6
Join date : 04/03/2014
Re: Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Phòng văn hóa ơi! vấn đề này hình như đ/c Phạm Xuân Tiên đã đưa rồi mà. Tuy nhiên tôi xin có một số ý kiến sau: Về vấn đề xây dựng tiêu chí người HN thanh lịch văn minh trong thời kỳ mới:
- Thứ nhất tiêu chí phải phù hợp với xây dựng con người trong thời đại mới, phù hợp với tiêu chí người VN nói chung.
- Thứ hai các tiêu chí đưa ra phải có khả năng áp dụng trong thực tiễn (tức là có thể phấn đấu được) không nên lấy những phẩm chất của người HN xưa mà áp dụng cho ngày nay rất khó thực hiện VD: Hào sảng, hào hoa, tài tử...
- Thứ ba: tiêu chí không cứng nhắc mà phải linh hoạt: HN nên xây dựng một bộ tiêu chí chung, nhưng khi áp dụng vào thực tiện thì các ngành, các lĩnh vực nên đưa ra những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng phù hợp với đặc điểm từng ngành, lĩnh vực hoạt động. VD; phụ nữ HN có tiêu chuẩn gì?; học sinh tiêu chuẩn gì?; công chức tiêu chuẩn gì? bác sỹ, giáo viên...
* Cá nhân xin đưa ra 6 tiêu chí chung cho việc xây dựng người Hà Nôi trong thời kỳ mới. 3 tiêu chí đầu là tiêu chí trung cho người VN, 3 tiêu chí sau là đặc trưng riêng của riêng người HN
6 tiêu chí người HN trong thời kỳ mới:
1. Đoàn kết, yêu nước
2. Hiếu học, cần cù, sáng tạo
3. Yêu thương con người, trọng cái đẹp
4. Thanh lịch
5. Văn minh
6. Có văn hóa đa dạng
- Thứ nhất tiêu chí phải phù hợp với xây dựng con người trong thời đại mới, phù hợp với tiêu chí người VN nói chung.
- Thứ hai các tiêu chí đưa ra phải có khả năng áp dụng trong thực tiễn (tức là có thể phấn đấu được) không nên lấy những phẩm chất của người HN xưa mà áp dụng cho ngày nay rất khó thực hiện VD: Hào sảng, hào hoa, tài tử...
- Thứ ba: tiêu chí không cứng nhắc mà phải linh hoạt: HN nên xây dựng một bộ tiêu chí chung, nhưng khi áp dụng vào thực tiện thì các ngành, các lĩnh vực nên đưa ra những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng phù hợp với đặc điểm từng ngành, lĩnh vực hoạt động. VD; phụ nữ HN có tiêu chuẩn gì?; học sinh tiêu chuẩn gì?; công chức tiêu chuẩn gì? bác sỹ, giáo viên...
* Cá nhân xin đưa ra 6 tiêu chí chung cho việc xây dựng người Hà Nôi trong thời kỳ mới. 3 tiêu chí đầu là tiêu chí trung cho người VN, 3 tiêu chí sau là đặc trưng riêng của riêng người HN
6 tiêu chí người HN trong thời kỳ mới:
1. Đoàn kết, yêu nước
2. Hiếu học, cần cù, sáng tạo
3. Yêu thương con người, trọng cái đẹp
4. Thanh lịch
5. Văn minh
6. Có văn hóa đa dạng
bangdc- Tổng số bài gửi : 6
Join date : 04/03/2014
Age : 38
Đến từ : Hà Nội
Re: Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Cá nhân tôi thấy, chủ đề về “Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh” do Phòng Nghiên cứu phát triển Văn hóa – Xã hội trao đổi trên diễn đàn là rất lí thú. Vấn đề này tuy cũ mà mới. Tôi nhớ cách đây 14 năm, có dịp tham gia hội thảo về “Tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, được tổ chức tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trước đây là Sở Văn hóa – Thông tin). Nhiều chuyên gia, nhà khoa học, bàn luận sôi nổi. Thế mà đến nay, chủ đề này vẫn được tiếp tục bàn luận và chắc là sẽ còn bàn luận mãi. Vấn đề ở chỗ nội dung và tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh liên quan đến lối sống, giao tiếp, cái ăn, cái mặc, sinh hoạt và làm việc của người Hà Nội, lại được trải dài qua hàng ngàn năm lịch sử gắn với lịch sử Thủ đô bao thăng trầm, vất vả hi sinh mà vinh quang chói lọi, dũng cảm kiên cường mà văn hiến đẹp tươi, oai hùng mà thanh lịch, cổ kính mà hiện đại. Tôi tán thành những tiêu chí về người Hà Nội thanh lịch, văn minh do Phòng Nghiên cứu phát triển Văn hóa – Xã hội đề xuất. Tuy nhiên, theo tôi, cái khó nhất là xác định nội dung biểu hiện thanh lịch, văn minh của người Hà Nội ở đâu, lúc nào, với ai. Tôi cũng đã có dịp thăm khu vực Phố Cổ, đến với các gia đình bạn bè, người quen đã sinh sống ở Hà Nội qua nhiều thế hệ. Tôi cảm nhận rất rõ nét nhẹ nhàng, thanh lịch, tao nhã trong sinh hoạt, giao tiếp, ẩm thực và trang phục… của người Hà Nội. Cũng có dịp đi ra khu vực ven nội thành phố, tôi thấy đâu đó nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội vừa bị phai nhạt đi nhiều lại pha trộn thêm nhiều nét văn hóa thiếu tích cực do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và cơ chế thị trường. Có lẽ, đây cũng là một vấn đề hi vọng cùng được các đồng nghiệp quan tâm trao đổi thêm./.
congnt- Tổng số bài gửi : 1
Join date : 09/10/2014
Re: Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Thuật ngữ “Người Hà Nội” được sử dụng phổ biến hiện nay không chỉ trong cuộc sống đời thường, các công trình nghiên cứu mà còn được sử dụng trong các văn bản pháp quy. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng thuật ngữ này cũng còn nhiều bàn luận. Có thể thấy rằng, Người Hà Nội là một khái niệm luôn mở và biến động không chỉ theo trục thời gian mà cả trong những chiều không gian rộng hẹp khác nhau.
Nhiều ý kiến cho rằng thuật ngữ “Người Hà Nội” là để chỉ người Hà Nội đích thực - người Hà Nội gốc (1). Thực ra, không có cơ sở khoa học nào khả dĩ có thể phân biệt được người Hà Nội gốc và người Hà Nội nhập cư. Câu hỏi đặt ra là một gia đình sống ở Hà Nội bao nhiêu lâu thì được xem là người Hà Nội gốc? Ngoài thời gian định cư ở Hà Nội thì còn có tiêu chí nào khác để xác định tính chất “gốc” của người Hà Nội?
Các nguồn sử liệu cho thấy, ngay từ xa xưa, cư dân Thăng Long đã thường xuyên thay đổi. Khi lựa chọn Thăng Long làm kinh đô, người khai sáng mỗi vương triều đã kéo về đây một số lượng không nhỏ người trong dòng tộc mình. Họ Lý từ Đình Bảng xứ Bắc, họ Trần từ Long Hưng, Bảo Lộc xứ Nam, họ Lê từ Lam Sơn Thanh Hoá, họ Trịnh lại đến từ vùng đất xứ Nghệ (2)… Ngoài tầng lớp quý tộc, quan lại sống trong thành, còn có một bộ phận “ăn theo” tập hợp bên ngoài để sản xuất, buôn bán phục vụ.
Bên cạnh đó, cũng giống như nhiều đô thành trên thế giới, Thăng Long - Hà Nội luôn luôn là một điểm đến hấp dẫn của nhiều luồng di cư. Luồng thứ nhất bao gồm những thành phần tinh hoa của đất nước. Họ là những người có tài năng, học vấn và vốn liếng, được tuyển dụng hoặc tự tìm đến chốn kinh kỳ để phát triển và thi thố với đời. Luồng thứ hai là những người dân cùng khổ từ các vùng nông thôn, do lao dịch, thuế má, thất bát, dịch bệnh và bóc lột, bị đẩy đến tình trạng bần cùng. Họ đổ về Thăng Long tìm cơ hội thay đổi cuộc đời và tạo nên những khu cư trú tồi tàn của người lao động vùng ngoại ô. Luồng di cư thứ ba là sự hiện diện của những người nước ngoài đủ mọi thành phần sắc tộc và chủng tộc, từ những thương nhân, nhà truyền giáo, nhà ngoại giao cho đến những người lao động nghèo hèn. Họ di chuyển vào các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp hoặc chỉ đơn giản là để tìm kế sinh nhai (3). Như vậy, có thể thấy dân cư Thăng Long – Hà Nội, thời kỳ nào cũng thế, có tỷ lệ rất cao người nhập cư. Họ phần lớn là dân “tứ chiếng” (đọc chệch từ “tứ trấn”: Nam, Bắc, Đông, Đoài) và các vùng miền trong cả nước.
Ngày nay, với việc Hà Nội mở rộng địa giới hành chính bao gồm: Hà Nội cũ, toàn bộ tỉnh Hà Tây, 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) và huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) đã làm cho văn hóa của thủ đô Hà Nội không chỉ là nét đặc trưng của văn hóa thanh lịch người Tràng An, mà văn hóa thủ đô còn là sự hội tụ của nhiều nền văn hóa khác nhau. Ngoài sự hòa nhịp của văn hóa xứ Đoài, còn là sự hội tụ các giá trị văn hóa đặc trưng tộc người của các tộc người thiểu số Mường, Dao.
Trong lịch sử nghìn năm phát triển, có những sắc tộc khác nhau tham gia vào quá trình tạo dựng và phát triển của thành phố mà dấu ấn của họ còn lưu lại cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần thủ đô. Hầu hết, các tài liệu nghiên cứu về Hà Nội đều nhắc đến sự hiện diện của các nhóm cư dân như Hoa, Chăm, Ấn, Pháp và những sắc tộc dân tộc thiểu số khác trong từng thời kỳ lịch sử của thành phố (4). Có thể thấy rằng, đó chính là những gam màu đa sắc của văn hóa và cội nguồn của nó trong mỗi kiểu dáng kiến trúc, đền đài, trong những thói quen của đời sống thường nhật và trong cả cõi tâm linh sâu thẳm của con người thủ đô. Chính những yếu tố này, bằng những biểu hiện riêng của nó, cấu thành nên diện mạo văn hóa Thủ đô Hà Nội, cũng giống như mỗi viên gạch tham góp vào việc tạo nên một tòa thành hoàn chỉnh mà nếu người ta rút tỉa nó đi, tòa thành ấy không còn nguyên vẹn. Chính vì lẽ đó, nếu chúng ta nói về người Hà Nội mà mặc nhiên bỏ qua những thành phần cư dân ấy là một thiếu sót.
Như vậy, khó lòng xác định một chân dung “Người Hà Nội” qua muôn vàn biến thiên lịch sử. Và ngay ở một thời kỳ, chân dung ấy cũng mang những màu sắc rất khác nhau gắn với khu vực mà người ta cư trú. Có Hà Nội trung tâm phố cổ và có Hà Nội ngoại ô (ngày càng đẩy ra xa, sau các đường vành đai một, hai, ba, bốn).
Về phương diện quản lý nhà nước, tên gọi này thuộc về tất cả những ai đang sống và làm việc ổn định ở nơi đây. Trên bảy triệu người có đăng ký thường trú và tạm trú dài hạn được gọi là người Hà Nội. Do đó, để đạt được hiệu quả trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, chúng ta cần chú trọng đến mức độ phù hợp của các tiêu chí tới từng nhóm cư dân Thủ đô.
Nhiều ý kiến cho rằng thuật ngữ “Người Hà Nội” là để chỉ người Hà Nội đích thực - người Hà Nội gốc (1). Thực ra, không có cơ sở khoa học nào khả dĩ có thể phân biệt được người Hà Nội gốc và người Hà Nội nhập cư. Câu hỏi đặt ra là một gia đình sống ở Hà Nội bao nhiêu lâu thì được xem là người Hà Nội gốc? Ngoài thời gian định cư ở Hà Nội thì còn có tiêu chí nào khác để xác định tính chất “gốc” của người Hà Nội?
Các nguồn sử liệu cho thấy, ngay từ xa xưa, cư dân Thăng Long đã thường xuyên thay đổi. Khi lựa chọn Thăng Long làm kinh đô, người khai sáng mỗi vương triều đã kéo về đây một số lượng không nhỏ người trong dòng tộc mình. Họ Lý từ Đình Bảng xứ Bắc, họ Trần từ Long Hưng, Bảo Lộc xứ Nam, họ Lê từ Lam Sơn Thanh Hoá, họ Trịnh lại đến từ vùng đất xứ Nghệ (2)… Ngoài tầng lớp quý tộc, quan lại sống trong thành, còn có một bộ phận “ăn theo” tập hợp bên ngoài để sản xuất, buôn bán phục vụ.
Bên cạnh đó, cũng giống như nhiều đô thành trên thế giới, Thăng Long - Hà Nội luôn luôn là một điểm đến hấp dẫn của nhiều luồng di cư. Luồng thứ nhất bao gồm những thành phần tinh hoa của đất nước. Họ là những người có tài năng, học vấn và vốn liếng, được tuyển dụng hoặc tự tìm đến chốn kinh kỳ để phát triển và thi thố với đời. Luồng thứ hai là những người dân cùng khổ từ các vùng nông thôn, do lao dịch, thuế má, thất bát, dịch bệnh và bóc lột, bị đẩy đến tình trạng bần cùng. Họ đổ về Thăng Long tìm cơ hội thay đổi cuộc đời và tạo nên những khu cư trú tồi tàn của người lao động vùng ngoại ô. Luồng di cư thứ ba là sự hiện diện của những người nước ngoài đủ mọi thành phần sắc tộc và chủng tộc, từ những thương nhân, nhà truyền giáo, nhà ngoại giao cho đến những người lao động nghèo hèn. Họ di chuyển vào các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp hoặc chỉ đơn giản là để tìm kế sinh nhai (3). Như vậy, có thể thấy dân cư Thăng Long – Hà Nội, thời kỳ nào cũng thế, có tỷ lệ rất cao người nhập cư. Họ phần lớn là dân “tứ chiếng” (đọc chệch từ “tứ trấn”: Nam, Bắc, Đông, Đoài) và các vùng miền trong cả nước.
Ngày nay, với việc Hà Nội mở rộng địa giới hành chính bao gồm: Hà Nội cũ, toàn bộ tỉnh Hà Tây, 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) và huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) đã làm cho văn hóa của thủ đô Hà Nội không chỉ là nét đặc trưng của văn hóa thanh lịch người Tràng An, mà văn hóa thủ đô còn là sự hội tụ của nhiều nền văn hóa khác nhau. Ngoài sự hòa nhịp của văn hóa xứ Đoài, còn là sự hội tụ các giá trị văn hóa đặc trưng tộc người của các tộc người thiểu số Mường, Dao.
Trong lịch sử nghìn năm phát triển, có những sắc tộc khác nhau tham gia vào quá trình tạo dựng và phát triển của thành phố mà dấu ấn của họ còn lưu lại cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần thủ đô. Hầu hết, các tài liệu nghiên cứu về Hà Nội đều nhắc đến sự hiện diện của các nhóm cư dân như Hoa, Chăm, Ấn, Pháp và những sắc tộc dân tộc thiểu số khác trong từng thời kỳ lịch sử của thành phố (4). Có thể thấy rằng, đó chính là những gam màu đa sắc của văn hóa và cội nguồn của nó trong mỗi kiểu dáng kiến trúc, đền đài, trong những thói quen của đời sống thường nhật và trong cả cõi tâm linh sâu thẳm của con người thủ đô. Chính những yếu tố này, bằng những biểu hiện riêng của nó, cấu thành nên diện mạo văn hóa Thủ đô Hà Nội, cũng giống như mỗi viên gạch tham góp vào việc tạo nên một tòa thành hoàn chỉnh mà nếu người ta rút tỉa nó đi, tòa thành ấy không còn nguyên vẹn. Chính vì lẽ đó, nếu chúng ta nói về người Hà Nội mà mặc nhiên bỏ qua những thành phần cư dân ấy là một thiếu sót.
Như vậy, khó lòng xác định một chân dung “Người Hà Nội” qua muôn vàn biến thiên lịch sử. Và ngay ở một thời kỳ, chân dung ấy cũng mang những màu sắc rất khác nhau gắn với khu vực mà người ta cư trú. Có Hà Nội trung tâm phố cổ và có Hà Nội ngoại ô (ngày càng đẩy ra xa, sau các đường vành đai một, hai, ba, bốn).
Về phương diện quản lý nhà nước, tên gọi này thuộc về tất cả những ai đang sống và làm việc ổn định ở nơi đây. Trên bảy triệu người có đăng ký thường trú và tạm trú dài hạn được gọi là người Hà Nội. Do đó, để đạt được hiệu quả trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, chúng ta cần chú trọng đến mức độ phù hợp của các tiêu chí tới từng nhóm cư dân Thủ đô.
(1) Nhà nghiên cứu Giang Quân, người đã viết tới 30 đầu sách về Hà Nội cho biết “trước đây có khoảng 9% người Hà Nội gốc, còn sau khi Hà Nội mở rộng thì có lẽ con số đó giảm xuống chỉ còn 5% (tính theo 6,3 triệu dân). Vì thế mà tính hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội đang ngày một phôi pha”. Trích trả lời phỏng vấn Thể thao Văn hóa, in trong Nhà nghiên cứu Giang Quân với 30 đầu sách về Hà Nội, Thể thao Văn hóa, ngày 24/08/2010. Tác giả Nguyễn Bích Hà cũng nhận định « người Hà Nội gốc chiếm có 7% trong số bốn triệu dân ở thời điểm trước khi mở rộng” trong Lịch sử, sự kiện, nhân vật vùng đất Thăng Long – Hà Nội. NXB Thanh Niên, Hà Nội.2010, tr.220
(2) Nguyễn Bích Hà. 2010. Lịch sử, sự kiện, nhân vật vùng đất Thăng Long – Hà Nội. NXB Thanh Niên, Hà Nội, tr.221
(3) Nguyễn Văn Chính. Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội. Bài viết trình bầy tại Hội thảo Khoa học Trường Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 10/2010
[url=#_ftnref4][4][/url] [You must be registered and logged in to see this link.]. Lịch sử Hà Nội. Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội, 2010 (Dịch giả: Mạc Thu Hương)
hienst- Tổng số bài gửi : 6
Join date : 04/03/2014
Re: Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Do Thanh lịch và Văn minh là hai vấn đề quá lớn và rộng nên cá nhân tôi chỉ luận bàn về vấn đề Thanh lịch. Do còn cần tìm hiểu và cân nhắc thấu đáo nên tôi upload trước phần 1 trong 3 phần: P1: Hà Nội trước đây; P2: Hà Nội hiện nay; P3: Bình luận cá nhân về tiêu chí mà chủ topic nêu ra.
Trước tiên, ta tìm hiểu một chút về thanh lịch. Có nhiều quan niệm khác nhau nhưng tôi đồng tình với quan niệm do Nhà nghiên cứu văn hóa Giang Quân đưa ra:
“Thanh lịch là hàm nghĩa rộng của phong cách sống đẹp từ trong nhà ra xã hội, từ nói, ăn, uống, mặc, làm, chơi, cho đến phép giao tiếp, ứng xử giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, môi trường.”
Về Thanh lịch của người Hà Nội trước đây
- Nói: Người Hà Nội dùng ngôn ngữ chuẩn xác, thanh âm mẫu mực, không quen những từ thô tục, sỗ sàng. Họ biết nhún mình, tôn trọng người khác, mềm mỏng mà không thô lỗ, tài hoa mà không khoe khoang, biết rộng mà không làm cao, biết "lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
- Mặc: Trang phục, trang sức ưa sự gọn gàng, trang nhã, tề chỉnh, cách tân tinh tế, đủ độ lộng lẫy, kiêu sa. Họ thích diện, thích đổi mốt làm đẹp cho mình và cho phố phường nhưng không cầu kỳ, khoe của và biết nâng cái đẹp đồng hành với cái nết. Người xưa ra đường là áo dài chỉnh tề. Khách đến chơi, chủ nhà giữ lễ tôn trọng, lui vào thay đồ tươm tất mới ra tiếp.
- Ăn: Người Hà Nội rất sành trong ăn uống, nâng cách ăn, cách nấu thành nghệ thuật ẩm thực. Món ăn mặn, ngọt, chua, cay đều vừa độ, gia vị đầy đủ, nước chấm, nước canh khéo chế. Bữa ăn ngon từ cách xếp mâm, bãy đĩa, lên cỗ. Người Hà Nội ăn lấy ngon để nhớ mãi chứ không ăn lấy no căng bụng. Vào mâm, họ biết trọng già, quý trẻ, nhường món ngon tiếp cho khách, cách ăn cũng từ tốn, thong thả, rượu uống từng ngụm, không dốc cả cốc to, không làm ầm ĩ.
- Làm: Người Hà Nội cần cù, chịu khó, đã làm nghề gì thì học đến nơi, đến chốn, có ý thức chịu trách nhiệm về sản phẩm làm ra. "Khéo tay, hay nghề" là câu ca tụng đất trăm nghề chốn kinh kỳ. Ở đây không có chỗ cho thợ kém mà phải là thợ cả, thợ đầu đàn mới đủ sức cạnh tranh và phục vụ lớp người sành tiêu dùng, biết của tốt, lại giàu có.
- Chơi: Các cụ già có thú chơi tao nhã như: uống trà, chơi cờ, nuôi cá dưỡng tâm, nuôi chim dưỡng tính, nuôi lan tích đức, dựng hòn non bộ, trồng cây cảnh để cân bằng sinh thái, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho nhà, cho phố, cho thủ đô...
- Trong gia đình: Người Hà Nội coi trọng gia đình, gia phong bởi đó là một cái nôi tạo dựng các thế hệ tương lai cho đất nước. Cha mẹ, ông bà luôn là tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo. Việc trong nhà to nhỏ đều tự xử. Đưa nhau ra tòa là nhà vô phúc.
(Còn tiếp)
phanminhbao- Tổng số bài gửi : 1
Join date : 04/03/2014
Age : 45
Re: Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Theo cá nhân tôi, người Hà Nội thanh lịch, văn minh là người tổng hòa những cái đẹp của diện mạo, tác phong, hành vi, cử chỉ. Do vậy, muốn xây dựng con người thanh lịch, văn minh thì trước hết mỗi cá nhân ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ, ở điều kiện sống và môi trường sống khác nhau phải luôn có ý thức, chú ý trong mọi hoạt động, giao tiếp, ứng xử cùa mình với môi trường xung quanh (giao tiếp ứng xử có văn hóa, biết kính trên nhường dưới, biết giúp đỡ mọi người, có ý thức chung trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường góp phần giúp thành phố được xanh – sạch – đẹp thông qua những hoạt động hàng ngày). Khi mỗi cá nhân thực hiện được như vậy thì việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh sẽ thành công.
hoant- Tổng số bài gửi : 3
Join date : 04/03/2014
Re: Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Tôi cũng đồng nhất với ý kiến của các bài đăng trên về tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Tôi xin chia sẻ về góc độ thanh lịch với đặc trưng nhẹ nhàng; tao nhã; hào hoa; lịch thiệp, trong đó, biểu hiện rõ nét nhất là tiếng nói của người Hà Nội.
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Đã từ lâu, mảnh đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến thường được nhắc đến với vẻ đẹp thanh lịch, hào hoa. Cái thanh lịch, hào hoa ấy trước hết thể hiện trong tiếng Hà Nội. Đó cũng là thứ tiếng nói tinh tế với âm lượng vừa đủ, cao mà vang, trong trẻo, duyên dáng, được người Hà Nội chắt lọc trong vốn từ giàu có của mình những từ ngữ hợp tình, hợp cảnh tạo nên một phong cách riêng, vừa hào hoa, lịch thiệp, vừa nhã nhặn, nhún nhường.
Nhưng hiện nay, cùng với sự nhập cư ồ ạt về Thủ đô, giờ đây có thể nghe thấy đủ chất giọng đặc trưng của các vùng miền ngay tại Hà Nội, chúng ta vẫn bắt gặp những câu nói thiếu nhẹ nhàng, từ tốn như truyền thống thanh lịch vốn có nữa. Rất nhiều những âm lệch chuẩn “l – n”, “hỏi – ngã”…xuất hiện ngày càng nhiều trong lời ăn tiếng nói của những người sống ở Hà Nội. Nhiều người nhận xét rằng tiếng Hà Nội ngày nay như “nặng” hơn và cũng mất dần phong cách “gọi dạ, bảo vâng”, “xin lỗi”, “cảm ơn”. Thậm chí những tiếng lóng, tiếng bồi cũng có mặt ngày càng nhiều, đặc biệt trong bộ phận giới trẻ. Có những phóng viên, MC nói trên phương tiện thông tin đại chúng chưa chuẩn cũng là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến hiện tượng pha tạp tiếng Hà Nội. Có những “sao”, những người có ảnh hưởng lớn đến giới trẻ, thường xuyên xuất hiện với thứ tiếng Việt pha Anh, những bài hát mà lời lẽ vô nghĩa, thậm chí dung tục. Có những cháu bé cất tiếng gọi “mẹ.e ơi” sau buổi đầu tiên đến trường mẫu giáo, hoặc có những cháu nói ngọng “con na”, “quả la” (con la, quả na). “Uốn cây từ thuở cây non”, tiếng Hà Nội cần là sự tiếp nối tự nhiên giữa các thế hệ gia đình người Hà Nội nhưng sự tiếp nối ấy sẽ không thể diễn ra nếu ở trường các em được nghe những tiếng “không chuẩn” từ chính các thầy giáo, cô giáo mình. Hơn ai hết, chính các em nhỏ trong những lớp mầm non, rồi trở thành học sinh phổ thông và học cao hơn nữa sẽ là những người sẽ giữ lại tiếng Hà Nội, giữ lại cả sự trong sáng của tiếng Việt. Do vậy, chính các thầy cô giáo cần tự thấy trách nhiệm của mình trong từng giờ giảng, từng bài tập đọc, từng bài chính tả, từng câu thơ, bài hát phải được dạy cho đúng, cho hay. Các thầy cô giáo cũng cần phải tiên phong gương mẫu, chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói, cư xử để các em học tập làm theo.Và ngay cả trong mỗi gia đình, tùy theo từng lứa tuổi của con cái, ông,bà, cha, mẹ cũng cần dạy con cách nói năng lễ phép, lịch sự, tôn trọng người đối thoại, mà vẫn thể hiện được sự chân thành, thanh lịch, văn minh.
Ngôn ngữ bản thân nó là một hiện tượng xã hội, gắn liền với đặc điểm xã hội của từng vùng miền, từng địa phương và chịu sự tác động của những biến đổi xã hội. Với quá trình đô thị hóa và hội nhập đã và đang diễn ra mạnh mẽ, sự giao thoa ngôn ngữ giữa các vùng miền là không thể tránh khỏi. Tiếng Hà Nội cũng nằm trong quy luật chung tất yếu này. Nhưng giữ lại những gì, giao thoa, tiếp thu những gì, điều đó không chỉ phụ thuộc vào ý thức giữ gìn bản sắc của người Hà Nội mà còn là yêu cầu đặt ra với các cơ quan quản lý. Nhà nghiên cứu nhân học Sophia Danger Kunen từng phát biểu rằng “ngôn ngữ là văn hóa và văn hóa là ngôn ngữ”. Vì thế, sẽ không thể giữ được vẻ đẹp của tiếng Hà Nội nếu không có công cụ hữu hiệu nhất, đó là một nền văn hóa lành mạnh, tốt đẹp. Để xây dựng được nền văn hóa lành mạnh, cần có sự vào cuộc đồng bộ từ cấp quản lý, nhà trường cho đến mỗi gia đình, mỗi cá nhân. Cần nâng cao ý thức, niềm tự hào cũng như tạo nếp sống thanh lịch, văn minh trong từng gia đình, nhà trường, tổ dân phố, làng xóm, từng cơ quan, công sở, xí nghiệp, nhà máy…Mỗi cá nhân bất kể lứa tuổi nào, làm công việc gì, cần thấy tự hào mình là người Hà Nội, tự thấy không được phép làm mất đi văn hiến ngàn năm, không được làm mất đi nét thanh lịch, hào hoa của Hà Nội mà hãy tự làm đẹp mình trong công việc cũng như trong từng lời ăn tiếng nói hàng ngày, đó chính là góp một phần nhỏ trong ý nghĩa lớn- xây dựng hình ảnh đẹp về người Hà Nội thanh lịch, văn minh./.
anhtt- Tổng số bài gửi : 6
Join date : 04/03/2014
Re: Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Tôi cũng đồng nhất với các tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch – văn minh mà phòng văn hóa đã đưa ra. Ở đây, tôi xin bàn đôi chút về một số biểu hiện lệch chuẩn trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội hiện nay để thấy được các tiêu chí cụ thể mà phòng văn hóa đưa ra:
+ Thanh lịch: nhẹ nhàng, tao nhã, hòa hoa, lịch thiệp
+ Văn minh: Hiểu biết, trí tuệ, sáng tạo....
là rất phù hợp và cần thiết.
là rất phù hợp và cần thiết.
Bên cạnh những tinh hoa của người Hà Nội, xuất hiện những mặt trái của văn hóa đi kèm như một hệ quả của quá trình giao lưu. Ở Hà Nội hiện nay cũng đang tồn tại những hành vi ứng xử thiếu văn hóa theo kiểu cá nhân, thực dụng và thiếu đạo đức trong quan hệ giao tiếp của một bộ phận người Hà Nội, đặc biệt là ở giới trẻ mà nhiều nhà nghiên cứu đã ví văn hóa ứng xử của người Hà Nội hiện nay như “văn hóa bãi bia” với những diễn biến phức tạp và đang có biểu hiện “lệch chuẩn”.
Lối cư xử nhãn nhặn, thanh lịch của người Hà Nội đang dần mất đi. Thay vào đó là lối nói xô bồ, tục tĩu, thiếu suy nghĩ. Nhiều fan cuồng ồn ào, la hét, quỳ mọp dưới chân thần tượng nhưng lại không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi; Phong cách phục vụ theo kiểu “bún mắng, cháo chửi”; Thiếu văn hóa khi tham gia gia thông, vi phạm pháp luật, vượt đèn đỏ, đánh võng, vượt ẩu, ngoài đường phố dù một va chạm nhỏ người ta cũng dễ dàng nổi khùng, chửi bới thậm chí xô xát; có những thanh thiếu niên thậm chí là nữ sinh, sẵn sàng gây sự, hỏi tội nhau, lột quần lột áo trên ngã ba đường phố hay giữa sân trường chỉ vì một ánh mắt được cho là “nhìn đểu”, hay đánh ghen… Đáng sợ hơn nữa là sự xuất hiện lối sống vô cảm, thiếu tình thương, trách nhiệm với đồng loại, ứng xử giữa người – người. Không chỉ người dưng nước lã, mà ngay cả người thân trong gia đình, họ sẵn sàng gây gổ, chiếm giết, tàn sát … đánh mất đi nét đẹp vốn có trong đời sống của người Hà Nội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song nguyên nhân sâu xa nhất chính là trước ngưỡng của của hội nhập và phát triển, một bộ phận người dân nhất là giới trẻ họ không có được những nhận thức đúng đắn, ý thức được bản thân mình, sống vội vã và gấp gáp. Tuy nhiên, chúng ta cần phải thẳng thắn và công bằng khẳng định những thái độ ứng xử và hành vi thiếu văn hóa này là do sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường hay những yếu kém, thiếu sót trong quá trình xây dựng văn hóa ứng xử chứ không phải là đặc điểm văn hóa ứng xử của người Hà Nội. Do đó, để thay đổi, cần phải tạo sự chuyển biến từ trong nhận thức, ý thức của người Thủ đô mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề. Cần phải bồi dưỡng những đức tính khoan dung, chuộng học thức, trọng cái đẹp, yêu hòa bình… để hạn chế những mặt trái trong lối ứng xử của một bộ phận người dân.
Thiết nghĩ trong cuộc sống, xã hội càng văn minh thì nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng cao, đặc biệt là trong giao tiếp ứng xử hàng ngày con người luôn phải ứng phó với rất nhiều tình huống khác nhau, ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị sẽ là bí quyết thành công của con người trong công việc và trong cuộc sống. Bởi vậy, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh không chỉ là một vấn đề mang tính thời sự, cần thiết phải nghiên cứu lâu dài mà còn cần phải cụ thể hóa và đưa các tiêu chí đó vào trong cuộc sống hàng ngày, phát triển hoàn thiện nhân cách, tính cách mỗi bản thân chúng ta, trong gia đình, cơ quan và ngoài xã hội.
dangmaipsy- Tổng số bài gửi : 3
Join date : 13/03/2014
Re: Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Đế xây dựng Văn hóa người Hà Nội trước hết mỗi công dân thủ đô phải tự xây dựng cho mình một cách ứng sử, thói quen, cách sống sinh hoạt có văn hóa thanh lịch văn minh. từ đó xẽ có một gia đình, một cơ quan, một Xã, Phường, .... cả thành phố văn minh thanh lịch. Đồng thời tuyên truyền biểu dương khen mgợi những cá nhân tập thể có làm tốt phe phản kịch liệt và có chế tài đối với cá nhân tập thể gây phản cảm, tạo hình ảnh không văn minh lịch sự trong cuộc sống hành ngày. văn minh lịch sự là nét đẹp chung của mỗi công dân đối với công dân thủ đô Hà nội cần có những văn hóa đặc thù cần phát huy
doanbn- Tổng số bài gửi : 12
Join date : 03/03/2014
Re: Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Căn cứ kế hoạch 157/KH-UBND ngày 30/12/2011 đã ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình ‘phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người hà nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2011-2015’ của Thành ủy hà nội. Kèm theo kế hoạch này có rất nhiều công trình xây dựng tiêu chí và phát triển bảo tồn các di sản văn hóa trên địa bàn hà nội.
Do vậy theo cá nhân tôi nếu bây giờ xây dựng tiêu chí để làm rõ thêm là cần thiết. và xin đề xuất cho phòng là cần có một công trình tổng kết đánh giá thực hiện kế hoạch 157 này để làm rõ thêm các tiêu chí đã xây dựng và thực hiện. Trên cơ sở đó thực hiện tiếp cho thời gian tiếp theo.
Do vậy theo cá nhân tôi nếu bây giờ xây dựng tiêu chí để làm rõ thêm là cần thiết. và xin đề xuất cho phòng là cần có một công trình tổng kết đánh giá thực hiện kế hoạch 157 này để làm rõ thêm các tiêu chí đã xây dựng và thực hiện. Trên cơ sở đó thực hiện tiếp cho thời gian tiếp theo.
vudm- Tổng số bài gửi : 3
Join date : 04/03/2014
Re: Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chính là cái đích cuối cùng chúng ta hướng đến. Dựa trên cơ sở xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa, chúng ta se hình thành được “bộ khung” những chuẩn mực đạo đức, tác phong của một người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
nhungph- Tổng số bài gửi : 16
Join date : 04/03/2014
Similar topics
» NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI TÁI THÀNH LẬP
» ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ
» VĂN HOÁ GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG NĂM THỰC HIỆN VĂN MINH ĐÔ THỊ
» Cần phát huy sức mạnh toàn dân trong công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị
» THỊ TRƯỜNG DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN - PHÒNG QLKH & HTQT
» ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ
» VĂN HOÁ GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG NĂM THỰC HIỆN VĂN MINH ĐÔ THỊ
» Cần phát huy sức mạnh toàn dân trong công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị
» THỊ TRƯỜNG DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN - PHÒNG QLKH & HTQT
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết