Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

+10
tiepnn
hangntd
huyngd
huent
lientk
anhphung
dungtt
binhttb
nhungph
hanhlett
14 posters

Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by hanhlett Tue Mar 03, 2015 3:12 pm

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
                                                         NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ
                                                                                                                                                 Phòng NCPT Kinh tế
           Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên môi trường mạng Internet, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin được số hoá thông qua mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình". Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số". Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
           

Là một trong những nước đứng trong top 5 khu vực Châu Á- Thái Bình Dương về tốc độ phát triển Internet, Việt Nam có cơ hội lớn trong việc phát triển thương mại điện tử. Năm 2015, theo Khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử, Hà Nội đã vượt qua TP HCM trở thành địa phương phát triển nhất nước trong lĩnh vực thương mại điên tử  này. Năm nay, cuộc điều tra được tiến hành với gần 3.500 doanh nghiệp tại hầu hết địa phương trên cả nước, trong đó có 9% doanh nghiệp lớn và 91% doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là năm thứ ba liên tiếp Hiệp hội Thương mại điện tử công bố chỉ số này. Hà Nội nhận điểm 72,6 (trên thang 100) cho Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam, nhỉnh hơn TP HCM chỉ 0,1 điểm. Năm 2014, TP HCM từng là địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số này.
Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 893/QĐ-UBND, phê duyệt Chương trình ứng dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn thành phố năm 2015. Có thể nói thương mại điện tử ngày càng phát triển và có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực mua bán của người dân. Nhận thức được vấn đề đó, chính quyền thành phố Hà Nội đã đặt quan tâm hàng đầu đến lĩnh vực thương mại điện tử nhằm đẩy mạnh việc mua bán và tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên đây là topic của Phòng NCPT Kinh tế về “Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ” theo chương trình chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội. Để đánh giá và có cái nhìn tổng quan hơn về giải pháp và xu hướng phát triển thương mại điện tử trên địa bàn Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung, Phòng NCPT kinh tế rất mong muốn nhận được những ý kiến từ những thành viên khác trong diễn đàn về các nội dung:
     - Đánh giá thực trạng, hiệu quả của ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội?
     - Khoảng trống, thách thức và khó khăn mà các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước gặp phải trong việc triển khai hệ thống thương mại điện tử?
     - Tiềm năng phát triển của thương mại điện tử đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội?
Rất mong nhân được nhiều ý kiến đa chiều về các nội dung của diễn dàn.
Xin trân trọng cảm ơn!
hanhlett
hanhlett

Tổng số bài gửi : 9
Join date : 03/03/2014
Age : 34

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by nhungph Tue Mar 10, 2015 9:34 am

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, thương mại điện tử (TMÐT) được đánh giá là công cụ thiết yếu nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hoạt động TMÐT không chỉ là quá trình mua bán thông thường mà còn là dịch vụ khách hàng, kết nối các đối tác kinh doanh, thực hiện các giao dịch điện tử. Do đó, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia ứng dụng TMÐT ngày càng tăng, từng bước tiếp cận việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên mạng internet. Nhiều giao dịch đã thành công, nhiều hợp đồng được ký kết với trị giá cao.

nhungph

Tổng số bài gửi : 16
Join date : 04/03/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by binhttb Wed Mar 11, 2015 5:03 pm

Thương Mai Điện Tử xuất hiện tại Việt Nam những năm 2007 sau 10 năm khi Internet bắt đầu vào Việt Nam. Việc ứng dụng Internet vào hoạt động bán hàng giúp việc mua hàng hóa của người dân và của người bán dễ dàng hơn, đi theo nó là sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ như vận chuyển, thanh toán...
Cho đến nay VN không chỉ là nước có lượng người dùng Internet cao nhất châu á mà cũng là nước có lượng người dám mua hàng qua mạng chủ động nhất, dù chưa có các chế tài cụ thể.
Chính vì thế, với vai trò là 1 thủ đô, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sấu rộng, việc đưa TMĐT trở thành công cụ cần thiết cho hệ thông bán buôn, bán lẻ trên địa bàn là việc hoàn toàn cần thiết.

binhttb

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 04/03/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by binhttb Wed Mar 11, 2015 5:07 pm

Bổ sung 1 vấn đề nữa về việc ứng dụng TMĐT: Hiện nay các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề trên địa bàn HN chưa ứng dụng nhiều hình thức kinh doanh qua mạng này, chưa coi đây là kênh truyền thông quảng bá hữu hiệu thay cho các hoạt động mở gian hàng dạng truyền thống.
Người dân có kiến thức về lĩnh vực này chưa nhiều, đây là 1 rào cản chính khiến TMĐT chưa xâm nhập và giúp ích cho việc phát triển làng nghề.
Thiết nghĩ cần có 1 cơ chế, 1 biện pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề này.

binhttb

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 04/03/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by dungtt Wed Mar 11, 2015 5:14 pm

Phát triển TMĐT là cần thiết không chỉ cho doanh nghiệp mà cả người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay phát triển TMĐT ở Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế: thông tin được đưa ra nhiều, đa đạng nhưng độ tin cậy chưa cao; thanh toán điện tử đã được áp dụng nhưng văn hóa dùng tiền mặt còn phổ biến; giao dịch hàng hóa, dịch vụ qua mạng đang phát triển ngày càng rộng, nhưng mức độ rủi ro cho người tiêu dùng vẫn còn nhiều...Để phát triển TMĐT một cách hữu ích nhất thiết cần phải đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước với hoạt động này./.

dungtt

Tổng số bài gửi : 4
Join date : 04/03/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by anhphung Wed Mar 18, 2015 2:10 pm

Hội nhập của pháp luật thương mại điện tử rất quan trọng cho nền kinh tế ASEAN

Như năm 2015 hạn chót cho những tiếp cận đến một cộng đồng kinh tế ASEAN, tầm quan trọng của việc phát triển thương mại điện tử cho phép một nền kinh tế hội nhập trong khu vực đã trở nên rõ ràng. Báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), "Nhận xét về sự phù hợp Pháp chế thương mại điện tử trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á", vạch ra những tiến bộ đạt được cho đến nay và cung cấp các khuyến nghị để thúc đẩy việc thực hiện hài hoà thương mại điện tử pháp luật.

Theo báo cáo này, các nước ASEAN đã có những tiến bộ nhất trong giao dịch điện tử và tội phạm mạng. Tám trong số mười quốc gia đã thực hiện pháp luật có liên quan phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế trong các lĩnh vực tương ứng.

Trong lĩnh vực pháp luật bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư, Singapore, Malaysia và Philippines đã thông qua đạo luật, trong khi Indonesia và Việt Nam có một phần của pháp luật tại chỗ. Brunei và Thái Lan hiện đang thảo luận dự thảo luật.

Các quốc gia thành viên đang xem xét công nghệ điện toán đám mây vì nó cung cấp khả năng mở rộng, tính linh hoạt và hiệu quả chi phí. Tuy nhiên, điều này cần phải được cân bằng bởi bảo vệ dữ liệu đầy đủ và bảo mật dữ liệu và báo cáo cảnh báo.

Thành viên ASEAN nhận ra sự cần thiết cho sự cân bằng này giữa điện toán đám mây, sự riêng tư và an ninh mạng. Singapore dẫn đầu trong lĩnh vực này có các chính sách đã ban hành, đầu tư và các sáng kiến ​​về thuế để giảm bớt việc áp dụng điện toán đám mây. Các quốc gia khác đang theo dõi với một tốc độ chậm hơn.

Tiến độ xung quanh luật bảo vệ người tiêu dùng đã được pha trộn, là sáu trong số 10 quốc gia có luật tại chỗ, Brunei và Indonesia có luật một phần tại chỗ, trong khi Lào đã soạn thảo luật và Campuchia chưa bắt đầu làm việc này.

Thảo luận về sự tồn tại của các rào cản đối với việc tích hợp thương mại điện tử trong sự hài hòa với khung pháp lý của khu vực cho thấy: ASEAN đang thiếu năng lực xây dựng về các vấn đề pháp lý xung quanh thương mại điện tử trong hoạch định chính sách và người sử dụng, và thiếu sự phối hợp giữa các bộ ngành khác nhau tham gia vào thương mại điện tử. Nó cũng nói thiếu sự phối hợp ở cấp độ khu vực về thiết kế và thực hiện pháp luật có liên quan, và thiếu các cơ sở thực thi mạnh mẽ.

Chỉ ra những rào cản và sự tiến bộ, cho đến nay, báo cáo của UNCTAD đưa ra khuyến cáo như là cơ sở để hoàn thiện các bước tiếp theo của ASEAN. Trong số đó có các đề xuất:
-    Vận hành thử một lộ trình ASEAN cho thương mại điện tử
  -   Xây dựng năng lực cho hoạch định chính sách và người sử dụng trong các lĩnh vực có liên quan đến thương mại điện tử, cùng với nỗ lực tập trung vào việc giải quyết các mối quan tâm về an ninh mạng và xây dựng lòng tin của người tiêu dùng tiềm năng
  -  Thiết lập một cơ sở đào tạo và phổ biến tài nguyên thương mại điện tử và thành lập điểm 24/7 liên lạc quốc gia để thực thi pháp luật tội phạm mạng xuyên biên giới.
  -  Cụ thể các tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận chữ ký điện tử và dịch vụ ủy thác liên quan để tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới

Tham khảo: [You must be registered and logged in to see this link.]

anhphung

Tổng số bài gửi : 4
Join date : 10/03/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by lientk Mon Mar 23, 2015 10:50 pm

Trong báo cáo về tình hình kinh doanh qua thương mại điện tử năm 2014 của Cục Thương mại điện tử & Công nghệ (Bộ Công thương), có tới 53% người dùng sử dụng [You must be registered and logged in to see this link.] như một kênh mua hàng thường xuyên.
Mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến bởi tính tiện dụng mà nó mang lại. Từ đọc tin tức, cập nhật hình ảnh và thông tin người thân cho tới xem hàng hóa và đặt mua, tất cả đều có thể thực hiện chỉ bằng vài cú nhấp chuột. So với năm 2013, số lượng người dùng mạng xã hội để mua sắm trực tuyến đã tăng 8%, từ 45% lên 53% trong năm 2014.

lientk

Tổng số bài gửi : 7
Join date : 04/03/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by huent Tue Mar 24, 2015 12:02 pm

Thống kê thị trường Việt Nam trong năm 2014 thể hiện tiềm năng rất lớn cho thương mại điện tử trên nền tảng di động (Mobile E-commerce). Với dân số 90 triệu người, 39% sử dụng Internet, số lượng thuê bao di động trên 130 triệu thuê bao (1 người việt trung bình có 1,45 thẻ SIM điện thoại), trong đó 34% dân số có sử dụng internet qua nền tảng di động.

huent

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 04/03/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by lientk Tue Mar 24, 2015 4:32 pm

CẦN TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ:


Thực tế hiện nay, “số lượng website bán hàng rất lớn nhưng thuế thu được từ những hoạt động này lại rất ít ỏi, nhiều hoạt động bán trên mạng là trốn thuế, không có hóa đơn chứng từ, an toàn bảo mật, kiểm tra xử phạt”. Có nhiều doanh nghiệp, cá nhân đang sở hữu website TMĐT chưa làm thủ tục thông báo/đăng ký. Một số doanh nghiệp, cá nhân tuy có đăng ký tài khoản trên online.gov.vn nhưng sau đó lại không bổ sung hồ sơ để hoàn tất thủ tục thông báo/đăng ký nên cũng không được ghi nhận vào danh sách các website TMĐT đã thông báo, đăng ký với Bộ Công Thương.

TMĐT có đặc thù riêng, việc mua- bán không theo phương thức truyền thống là gặp mặt và thanh toán trực tiếp sẽ dễ dẫn đến nhiều vấn đề, thời gian vvừa qua có rất nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực TMĐT. Để tăng cường các biện pháp quản lý, cần phải có chế tài đủ mạnh để đưa sự phát triển TMĐT đi đúng hướng,  đưa các vấn đề TMĐT vào khuôn khổ.

lientk

Tổng số bài gửi : 7
Join date : 04/03/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by huyngd Wed Mar 25, 2015 9:11 am

Thương mại điện tử (TMĐT) đang thịnh hành ở nhiều nước phát triển nơi có cơ sở hạ tầng về mạng Internet và các dịch vụ thanh toán trực tuyến. TMĐT thể hiện ưu thế vượt trội trong kết nối giữa người bán và người mua cả về số lượng, thời gian và khoảng cách.
            Hà Nội nói chung cũng có khá nhiều thuận lợi để có thể phát triển TMĐT như là về mức độ chi tiêu (do dân số đông, cơ cấu trẻ nằm trong độ tuổi tiềm năng và tỷ lệ tiêu dùng cao); sự phát triển của Internet và phần mềm ứng dụng TMĐT, chính sách phát triển đầu tư và đào tạo TMĐT của Nhà nước và thành phố HN; hệ thống ngân hàng đang cải tiến cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyền…
            Nhưng cũng dễ thấy có một số khó khăn chung có thể là rào cản để TMĐT có thể phát triển mạnh mẽ cả về phía người bán và người mua. Đối với người bán, nhất là những người kinh doanh nhỏ lẻ nhiều khi chưa được tiếp cận với TMĐT nên trình độ ứng dụng còn yếu kém; thông tin về sản phẩm đôi khi chưa có độ tin cậy cao. Còn về phía người mua thì rào cản có thể là: thói quen tiêu dùng tiền mặt vẫn rất phổ biến; thói quen đi mua sắm, lựa chọn hàng hóa trước khi mua (đối với nhiều loại hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hóa có giá trị cao…); việc nhận được quá nhiều thông tin trên mạng mà không có chọn lọc cũng có thể làm giảm niềm tin của người mua đối với sản phẩm dịch vụ được bán trực tuyến.
            Như vậy có thể thấy bên cạnh những rào cản về kỹ thuật có thể được khắc phục thì vẫn còn tồn tại những khó khăn về tâm lý của cả người bán và người mua rất khó thay đổi trong ngắn hạn. Những vấn đề này đối với các sản phẩm dịch vụ khác nhau thì mức độ cũng rất khác nhau.
            Thực tế hiện nay, việc ứng dụng TMĐT ở Hà Nội đối với hộ kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ, vừa thâm chị một số doanh nghiệp lớn đang hướng theo mô hình omni-channel, trong đó TMĐT là một kênh trong các kênh giao tiếp với khách hàng. Họ nhận thấy nếu có một cửa hàng thực chất trong thời điểm hiện nay vẫn sẽ mang đến cho thương hiệu một khuôn mặt “thực chất” và đem lại cảm giác an toàn cho người mua. Còn một gian hàng, trang web trực tuyến sẽ giúp việc quảng bá sản phẩm rộng khắp.
            Mô hình này không chỉ ở các cửa hàng dịch vụ ăn uống, hàng tiêu dùng, quần áo… mà thậm chỉ cả một số công ty thương mại điện tử hàng đầu có thể kể đến như Mobile World (Thế giới di động). MobileWorld có một hệ thống bán lẻ rộng khắp nhưng đồng thời cũng xây dựng một hệ thống thương mại điện tử khá mạnh. Trong năm 2014, TMĐT đem lại 15% doanh thu, đem lại gần 60 triệu USD lợi nhuận cho Mobile World. Nhiều khách hàng sau khi tới cửa hàng xác định mẫu mã và dòng yêu thích của mình đã về nhà và mua từ máy tính của họ thông qua trang web. Điều này giúp họ được giảm giá.
            Cũng có thể hiểu được mô hình như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp khắc phục một số hạn chế  về tâm lý kể trên trong phát triển TMĐT và phát huy được ưu điểm kết nối với khách hàng và có được niềm tin của khách hàng. Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng Mobile World là một ví dụ điển hình về tương lai của Việt Nam trong việc phát triển thương mại, khi mà cả thương mại điện tử và mua sắm truyền thống cùng tồn tại. 

huyngd

Tổng số bài gửi : 3
Join date : 14/01/2015

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by hangntd Fri Mar 27, 2015 10:57 am

Thương mại điện tử ở Vn nói chung và Hà Nội nói riêng những năm gần đây rất phát triển. Tuy nhiên, so sanh với các thị trường thương mại điện tử lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, Anh và Trung Quốc thì thị trường thương mại điện tử Việt Nam còn rất nhỏ bé. Lượng người truy cập Internet lên đến 43% nhưng người hoàn thành giao dịch thương mại điển tử chỉ chiếm 18%. Những nguyên nhân trong việc phát triển thương mại điện tử tại VN:
- Thói quen mua hàng của người dân: thói quen mua hàng tại chợ, nhìn tận mắt sờ tận tay để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thức thanh toán bằng tiền mặt là hình thức thanh toán chính trong các giao dịch mua bán do thẻ tín dụng ở Việt Nam chưa thật sự thịnh hành.
- Niềm tin của người tiêu dùng: Người tiêu dùng tại Việt Nam vẫn chưa đặt niềm tin vào mua sắm trực tuyến, họ vẫn có cái nhìn thiếu thiện cảm với các hình thức kinh doanh trên mạng. Thực tế có rất nhiều khách hàng phản ánh rằng sản phẩm của họ nhận được khác xa với những gì họ nhìn thấy trên website, do vậy niềm tin vào thương mại điện tử cũng bị lung lay. Bên cạnh đó, những thông tin về hành vi lừa đảo qua mạng liên tục xuất hiện trên báo chí.

hangntd

Tổng số bài gửi : 6
Join date : 04/03/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by tiepnn Fri Mar 27, 2015 11:15 am

Thương mại điện tử Hà Nội đã và đang trên đà phát triển mạnh những năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn một vài thách thức, khó khăn đặt ra cho ngành thương mại điện tử VN  để có thể phát triển xa hơn nữa:
-         Hạ tầng thanh toán: Thương mại điện tử khó có thể phát huy hết ưu điểm của mình khi chưa có hệ thống thanh toán điện tử với năng lực đủ mạnh. Hệ thống thanh toán thương mại điện tử yếu kém tại Việt Nam có thể xem như là một trở ngại lớn  đối với sự phát triển thương mại điện tử ở VN nói chung và Hà Nội nói riêng.  Thanh toán qua thẻ còn quá ít, thẻ chủ yếu dùng để nhận lương và rút tiền tại ATM. Các bước thanh toán qua Internet banking rắc rối, không nhất quán giữa các ngân hàng, chi phí giao dịch quá cao. Hình thức thanh toán chưa đa dạng, cơ chế hoàn tiền còn chậm, không rõ ràng.
-         Dịch vụ giao nhận: Hiện nay, Hà Nội rất thiếu các đơn vị giao hàng chuyên nghiệp đảm bảo tốt dịch vụ giao nhận mà không ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ. Hầu hết các shop online hay đơn vị làm thương mại điện tử đều phải xây dựng một đội ngũ giao nhận riêng để nắm quyền chủ động trong việc kiểm soát và điều phối hiệu quả chất lượng phục vụ khách hàng.  Khách hàng mua  đồ phải phải trả 2-3 loại phí khiến chi phí sản phẩm tăng lên cao.

tiepnn

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 03/03/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by hungngh Fri Mar 27, 2015 11:16 am

Thị trường Thương mại điện tử của Việt nam tuy đã hình thành từ nhiều năm nhưng vẫn còn ở trong giai đoạn sơ khai thêm vào đó tâm lý cố hữu của người tiêu dùng Việt nam với các chợ truyền thống đã gây cản trở cho hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong  ngành.
Tại Việt nam hiện nay có một số doanh nghiệp đã đầu tư và phát triển dịch vụ thương mại điện tử  như : Vật giá, Cực rẻ, Lazada; Tiki…. Tuy nhiên đa phần các công ty thương mại điện tử hiện nay có xu hướng hoạt động song song cả online và có các cửa hàng ofline và B2C “business-to-customer” (từ doanh nghiệp tới khách hàng tiêu dùng)
Vật giá là công ty thương mại điện tử lớn nhất và  lâu đời tại Việt nam. Đây là một trong những nơi chính để người dân Việt nam có thể mua sắm trực tuyến và nó được cho là một trong những nơi đầy đủ nhất để tìm kiếm sản phẩm, chủ yếu là do một số lượng lớn các cửa hàng và các cá nhân đăng tải các sản phẩm của họ cho trang web. Khi phải đối mặt với mô hình B2C mới như Tiki.vn và Lazada.vn, hoạt động của VatGia bị chững lại. Nhưng VatGia đã tìm thấy một thương hiệu mới và hướng đi mới với CucRe. Cho đến nay, với Cực Rẻ, giải pháp offline và B2C, Vật giá đã  phát triển nhanh hơn với trên 10 cửa hàng.
Có một cửa hàng thực tế và một trang web trực tuyến là một cú hích giúp giải quyết đáng kể các vấn đề cho người tiêu dùng Việt Nam. Một cửa hàng offline mang đến cho thương hiệu cho doanh nghiệp và cảm giác an toàn cho khách hang vì họ có một cửa hàng thực. Khách hàng có thể chờ đợi ở nhà hay quanh văn phòng để nhận một gói đồ mà họ đặt khi họ bận bịu và cũng có thể thực sự đến cửa hàng để quyết định trực tiếp sau khi đã online chọn được sản phẩm mình cần. Thực tế cho thấy, các công ty lớn của Việt Nam đang tìm đến các mô hình Omni-Channel Retailing (OCR) là mô hình marketing All-in-One của ngành bán lẻ. Đây chắc chắn sẽ là bước đi đúng cho việc phát triển thương mại điện tử tại Việt nam nói chung và Hà nội nói riêng.

hungngh

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 14/01/2015

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by linhhtp Fri Mar 27, 2015 2:01 pm

- Thương mại điện tử Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh. Hà Nội là một trong số những thành phố ghi nhận giao dịch thương mại điện tử nhiều nhất cả nước. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức đối với Hà Nội trong việc phát triển lĩnh vực này: Cơ sở hạ tầng dùng để thanh toán bằng thẻ còn nhiều hạn chế và rủi ro; người tiêu dung Ngại dùng thẻ vì chưa yên tâm về chất lượng hàng hóa online do đã quen với cách nhìn tận mắt, sờ tận tay hàng hóa trước khi mua về; cảm giác sợ bị lừa, thông tin không đầy đủ hoặc có nhiều rủi ro khi thanh toán online

linhhtp

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 04/03/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by luudn Tue Mar 31, 2015 9:47 am

Kể từ lần đầu tiên xuất hiện trang Web thương mại vào năm 1994, thương mại điện tử đã nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới, trở thành phương tiện truyền thông bán hàng và marketing, thậm chí làm thay đổi diện mạo của nhiều lĩnh vực kinh doanh.
Mặc dù mới hình thành nhưng các hoạt động TMĐT đã trở nên khá phố biến và đem lại doanh thu đáng kể; kinh doanh các dịch vụ GTGT trên thiết bị di động tăng nhanh; số lượng người mua sắm qua mạng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong giới trẻ ở khu vực đô thị... Bên cạnh đó, hoạt động cung cấp trực tuyến dịch vụ công đã khởi sắc, hầu hết các bộ ngành và địa phương đã có website cung cấp nhiều thông tin đa dạng và hữu ích cho DN

luudn

Tổng số bài gửi : 4
Join date : 04/03/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by lienvan77 Tue Oct 13, 2015 3:07 pm

Kinh doanh trên Mạng xã hội, một loại hình TMĐT đang được ưa chuộng hiện nay
 
Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đang đứng trước thời cơ bùng nổ với doanh thu dự kiến lên đến 4 tỷ USD trong năm 2015. Những nỗ lực đẩy mạnh [You must be registered and logged in to see this link.] của Việt Nam đã mang lại hiệu quả nhất định. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin vừa công bố báo cáo mới nhất về bức tranh toàn cảnh của ngành thương mại điện tử Việt Nam năm 2014 [6]. Theo kết quả điều tra khảo sát, doanh thu từ lĩnh vực bán hàng qua mạng đạt khoảng 2,97 tỷ USD, chiếm 2,12% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước. Và mạng xã hội là một trong những hình thức chiếm thị phần cao thứ 2 với 53% so với hình thức kinh doanh website bán hàng dịch vụ với 71%. Thấp nhất là hình thức thương mại ứng dụng mobile với 13%. Tính trung bình, mỗi khách hàng mua qua mạng trong năm vừa rồi chi tiêu 145 USD. Sản phẩm được mua nhiều nhất là đồ công nghệ và điện tử (chiếm 60%), thời trang và mỹ phẩm (60%), đồ gia dụng (34%), sách và văn phòng phẩm (31%).
 
Ngoài ra, theo Khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử công bố tháng 2 năm 2015 cho thấy Hà Nội đã vượt qua TP Hồ Chí Minh trở thành địa phương phát triển nhất nước trong lĩnh vực này. Theo đó, Hà Nội nhận điểm 72,6 (trên thang 100) cho Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam, nhỉnh hơn TP.Hồ Chí Minh chỉ 0,1 điểm. Kinh doanh trên các trang mạng xã hội đặc biệt là Facebook đang trở nên ngày càng phổ biến. Từ những doanh nghiệp, thương hiệu lớn tới các shop hàng online nhỏ lẻ đều đang tận dụng tối đa sự tiện lợi từ trang mạng xã hội để bán và quảng bá cho sản phẩm. Thậm chí nhiều người còn đánh giá đây là kênh bán hàng hiệu quả so với việc mở shop, đăng tin trên các website bán hàng hay tự mở website riêng. Cũng bởi vậy, khi thông tư 47 quy định về quản lý website thương mại điện tử mới được Bộ Công thương ban hành với nhiều nội dung liên quan đến việc quản lý bán hàng trên các mạng xã hội đã khiến khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là việc liệu bán hàng trên Facebook có phải đóng thuế? Dù các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện đã có hiệu lực nhưng việc quản lý hình thức kinh doanh qua mạng của cơ quan chức năng còn gặp nhiều khó khăn. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động thương mại điện tử thì các cá nhân bán hàng trên sàn giao dịch TMĐT có trách nhiệm: cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin của người kinh doanh (như tên, địa chỉ, mã số thuế...) cho chủ sàn giao dịch thương mại điện tử  khi đăng ký sử dụng dịch vụ; cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ và bảo đảm tính chính xác, trung thực trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Đồng thời, người kinh doanh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Các cơ quan chức năng cần có những quy định cụ thể về những đối tượng nào phải đăng ký kinh doanh và đối tượng nào phải nộp thuế. 
           Ngày 7 tháng 5 năm 2014, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 19/2014 /QĐ-UBND về quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong Quyết định đã quy định rõ đối tượng áp dụng là đối với các cơ quan, tô chức có địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc cá nhân cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội  trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đên việc quản lý và phát triển hoạt động thương mại điện tử. Và cũng đã nêu rõ định hướng phát triển gồm: Thứ nhất, phát triển thương mại điện tử nhằm mục đích hiện đại hóa ngành thương mại, mở rộng thị trường giao dịch, góp phần phát triên kình tế - xã hội và hội nhập quốc tế; Thứ hai, UBND Thành phố ưu tiên đầu tư, bố trí ngân sách hợp lý và huy động các nguồn lực để phát triến hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn; Thứ ba, khuyến khích ứng dụng công nghệ mới để thực hiện giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường mạng; Thứ tư, khuyến khích hoạt động thương mại điện tử theo hướng tập trung, quy mô lớn.
         Qua đó, cũng thấy rõ Thành phố cũng rất quan tâm đến phát triển hoạt động thương mại điện tử. Tuy nhiên, cả văn bản Nhà nước và của Thành phố đều chưa quy định rõ về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ qua các trang mạng xã hội, tạo thành lỗ hổng trong quản lý đối với một trong những loại hình kinh doanh thương mại điện tử đang phát triển thịnh hành nhất ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng. Đặc biệt thể hiện ở Nghị định 52/2013 của Chính phủ và Thông tư 47/2014/TT-BCT của Bộ Công thương đã định nghĩa rõ ràng về website thương mại điện tử, nghĩa vụ của chủ website thương mại điện tử. Tuy nhiên,  Facebook, Twitter… là mạng xã hội toàn cầu, không chịu ràng buộc bởi các quy định về thương mại điện tử tại Việt Nam, không có văn phòng đại diện cũng như tên miền “.vn” nên không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 52, tức là người bán hàng trên mạng xã hội không phải đăng ký với Bộ Công thương. Và đối với Quyết định 19/2014/QĐ-UBND cũng vậy, người kinh doanh trên MXH hắc chắn cũng kinh doanh thoải mái mà không cần phải khai báo và chịu sự quản lý của chính quyền hoặc ngành nào có liên quan.
         Vậy loại hình kinh doanh qua các trang mạng xã hội cụ thể như thế nào về số lượng, quy mô, chủng loại? Làm thế nào để có thể quản lý tốt loại hình kinh doanh này? Nhà nước và Thành phố có thể thu thuế được từ loại hình kinh doanh này không? Đến khi nào thì người tiêu dùng sẽ cảm thấy hoàn toàn yên tâm tận dụng các ưu điểm tiện dụng của loại hình này mà vẫn cảm thấy yên tâm rằng mình không bị lừa đảo? Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có giải pháp gì để có thể tạo niềm tin cho khách hàng và phát triển hệ thống bán hàng của mình ngày một mở rộng hơn không chỉ đối với các khách hàng trên địa bàn Thành phố mà trong khắp các vùng, miền, địa phương khác trong cả nước và trên thế giới?.

lienvan77

Tổng số bài gửi : 7
Join date : 04/03/2014

Về Đầu Trang Go down

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ Empty Re: ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết