Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cần phát huy sức mạnh toàn dân trong công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị

Go down

Cần phát huy sức mạnh toàn dân trong công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị Empty Cần phát huy sức mạnh toàn dân trong công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị

Bài gửi by ngadm Wed Aug 20, 2014 10:26 am

Cần phát huy sức mạnh toàn dân trong công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị
Năm 2014 được thành phố Hà Nội chọn là "Năm trật tự và văn minh đô thị" nhằm tăng cường kỷ cương trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến mới trong ý thức, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành và của từng người dân Thủ đô. Để nếp sống văn minh (NSVM) trở thành thói quen ứng xử của mỗi người dân, cần nhiều giải pháp đồng bộ. Đặc biệt, thu hút người dân cùng vào cuộc là giải pháp hiệu quả để NSVM lan toả trong cộng đồng.
Vừa tuyên truyền vừa chấn chỉnh
Thực tế hiện nay, cách tuyên truyền còn dàn trải, chung chung nặng hình thức, thiếu sáng tạo, chưa mang tính chuyên sâu vào từng mô hình. Các đoàn thể chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của mình. Việc tuyên truyền cần được thực hiện tổng thể từ góc độ gia đình, nhà trường, xã hội nhưng ngay từ gia đình, hoạt động này vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức. 
Ở trường học, giáo dục về NSVM thiếu hấp dẫn, học sinh chưa thấy rõ ý thức trong việc chấp hành pháp luật về giao thông, bảo vệ các công trình văn hóa, công trình công cộng. Các mô hình trong cộng đồng như gia đình văn hoá, tuyến phố văn minh thương mại, phường trật tự đô thị còn thiếu bền vững vì chưa thực sự thu hút người dân vào cuộc.
Có thể thấy, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quyết liệt chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện NSVM, còn có biểu hiện khoán trắng cho cán bộ văn hoá. Một số phòng, ngành, đơn vị thành phố và UBND phường, xã chưa tích cực, chủ động, việc phối hợp thiếu chặt chẽ. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc còn ít, chưa kịp thời đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở. Cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu trong thực hiện cũng như tích cực tuyên truyền, vận động người dân làm theo.
Bên cạnh đó, vi phạm không được chấn chỉnh kịp thời, thiếu các quy định, chế tài xử phạt đồng bộ khiến những hành vi thiếu văn minh còn diễn ra.
Mặt khác, nhiều ý kiến cho rằng, việc quy hoạch đô thị ảnh hưởng nhiều đến hình thành nếp sống. Cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa ở một số thôn, tổ dân phố còn thiếu và yếu, chưa phát huy được chức năng đáp ứng nhu cầu hoạt động, sử dụng của nhân dân. Đơn cử như việc vứt rác thải, xả xú uế bừa bãi ở nơi công cộng một phần do thiếu hoặc bố trí chưa phù hợp các thùng rác, nhà vệ sinh. Hay nhiều điểm người dân vi phạm ATGT do sắp xếp tuyến đường, quy hoạch vỉa hè, bãi đỗ xe, biển tín hiệu giao thông… chưa hợp lý.
Người dân vào cuộc
Xây dựng NSVMĐT là cả quá trình từ thay đổi nhận thức đến hành vi, là công việc lâu dài không thể làm trong một sớm một chiều, chạy theo phong trào mà đòi hỏi chính quyền TP có bước đi bài bản và lộ trình thích hợp. Trước hết, nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; xác định trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền trong chỉ đạo, thực hiện. Tiến tới hình thành một bộ máy chính quyền có khả năng quản lý, điều hành quy hoạch đô thị và NSVM hiệu quả.
Theo các chuyên gia về quản lý đô thị, việc xây dựng NSVH đạt hiệu quả có vai trò rất quan trọng của công tác tuyên truyền và giáo dục từ sự vào cuộc tích cực của MTTQ và các đoàn thể xã hội. Việc tuyên truyền cần nghiên cứu cụ thể với từng đối tượng, chọn hình thức phù hợp với mô hình như đối với gia đình, trong nhà trường và cộng đồng dân cư... Qua đó khiến người dân nhận thức rằng xây dựng NSVM có quyền lợi và trách nhiệm của bản thân, để trở thành chủ thể của hoạt động.
Bên cạnh đó, TP cần tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị một cách đồng bộ; tiến hành rà soát và đầu tư đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị như: Hệ thống thùng rác, nhà vệ sinh, đèn chiếu sáng, các biển báo giao thông, đèn đường... ở nơi công cộng, tạo điều kiện cho người dân chấp hành quy định.
Việc xử phạt nghiêm vi phạm cũng góp phần tạo ra thói quen sống có văn hóa, tôn trọng mọi người. Theo đó pháp luật phải được xem là biện pháp cuối cùng và cần thiết để trừng phạt những ai không tuân thủ các quy tắc VMĐT, dù biết hoặc không biết. TP cần nghiên cứu, ban hành các quy định xử phạt vi phạm ở từng lĩnh vực.
Đặc biệt, không chỉ quy định đơn thuần xử phạt hành chính mà còn xử lý lao động công ích như ở nhiều nước văn minh đã thực hiện đối với trường hợp vi phạm. Gắn trách nhiệm cho từng cá nhân thuộc lực lượng chức năng theo nhiệm vụ được giao, phân công đảm nhiệm từng địa bàn để "rõ người, rõ việc". Trong đó, thông báo rõ điện thoại của người chịu trách nhiệm ở từng địa bàn để người dân phản ánh, tố giác vi phạm cũng như tăng cường kiểm tra giám sát đôn đốc, đánh giá, gắn tiêu chí thi đua đối với việc triển khai thực hiện xử phạt trong xây dựng NSVH. Trong bảo đảm ATGT, lực lượng chức năng tăng cường thông báo vi phạm trên hệ thống truyền thanh và tới đơn vị đối tượng học tập, công tác để phối hợp xử lý, nhất là rà soát thống kê đối tượng thường xuyên có hành vi đua xe, lạng lách, đánh võng để theo dõi, nghiêm khắc răn đe, liên hệ với gia đình, nhà trường, tổ dân phố cùng làm tốt công tác dân vận, giáo dục, cảm hóa.

ngadm

Tổng số bài gửi : 2
Join date : 04/03/2014

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết