VĂN HOÁ GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG NĂM THỰC HIỆN VĂN MINH ĐÔ THỊ
+2
hangnt
lienvan77
6 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
VĂN HOÁ GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG NĂM THỰC HIỆN VĂN MINH ĐÔ THỊ
NCV. Đỗ Thị Liên Vân
Phòng Quản lý Khoa học& HTQT
Văn hoá giao tiếp, ứng xử là một phạm trù rất rộng bao gồm thái độ, cử chỉ, lời nói, hành vi thể hiện sự lịch sự, chân tình và cả trang phục phù hợp. Trong xã hội ngày càng văn minh, hiện đại thì những quy tắc, những phong cách giao tiếp lịch sự, văn minh ấy càng trở nên quan trọng và cần được mọi người nghiêm túc thực hiện. Những việc tưởng chừng như đơn giản ấy, thực ra lại rất quan trọng và mang lại một giá trị to lớn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chủ yếu muốn nhắc tới một khía cạnh rất nhỏ nhưng đang thu hút sự chú ý trong cuộc sống đó là: văn hoá giao tiếp ứng xử trên các trang mạng xã hội của người Hà Nội trong năm thực hiện văn minh đô thị 2014 hiện nay.
Giao tiếp là một dạng hoạt động của con người. Có khá nhiều khái niệm hay định nghĩa về giao tiếp, mỗi định nghĩa đều có mặt hợp lý của nó và đa số tác giả cho rằng, nên hiểu giao tiếp theo nghĩa hẹp sẽ có tác dụng và hiệu quả thực tiễn hơn trong giáo dục cũng như trong đời sống. Theo đó, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người, qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau. Như vậy, để cho giao tiếp có hiệu quả nghĩa là làm sao cho quá trình trao đổi thông tin, sự hiểu biết, rung cảm và tác động qua lại với nhau được diễn ra tốt đẹp, gây ấn tượng đòi hỏi sự giao tiếp phải có văn hóa.
Văn hóa ứng xử là gương mặt của văn hóa. Tầm quan trọng của nó sâu xa hơn người ta hay nói. Nó thể hiện thái độ của con người với nhau và với xã hội; nó cho thấy tính gắn kết của cộng đồng đến đâu, cho thấy xã hội có thực sự đẹp hay không. Hơn nữa, từ đó có thể thấy phong thái, cốt cách, tâm hồn của dân tộc.Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế hàng đầu của cả nước, là nơi hội tụ những cốt cách, tinh hoa của dân tộc. Ở đâu đó, có thể còn rất nhiều người Việt Nam giao tiếp ứng xử với nhau chưa tốt nhưng người Hà Nội thì cần phải gương mẫu hơn trong việc thể hiện tốt văn hoá giao tiếp ứng xử ở mọi nơi, mọi lúc vì mình đang được sống và học tập ở nơi là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế hàng đầu của cả nước, chưa kể đến việc năm 2014 đã được lãnh đạo Thành Phố chọn là năm “trật tự văn minh đô thị”.
Trong những năm qua, làn sóng mạng xã hội xuất hiện và bùng nổ khiến cho thói quen sử dụng internet của người dân trên thế giới nói chung, người dân Hà Nội nói riêng, đặc biệt là giới trẻ đã thực sự thay đổi. Tốc độ gia tăng thành viên trên các mạng xã hội ngày càng dữ dội, thời gian họ dành cho những tiện ích trên những trang mạng này mỗi ngày nhiều hơn và hầu như không kiểm soát được.
Khi tham gia mạng xã hội người dân Hà Nội sẽ có thêm nhiều cơ hội tham gia vào thế giới thông tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận với nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác nhau, giúp con người nối liền mọi khoảng cách. Chỉ cần có kỹ năng về sử dụng Internet là mọi người có thể coi đó như một phương thức cho quá trình học tập, tra cứu thông tin và giải trí, kết bạn. Mạng xã hội giúp mọi người cập nhập tin tức nhanh chóng. Thông qua các trang web, các diễn đàn trên mạng xã hội bạn có thể tìm thấy nguồn tài liệu phong phú, bổ ích. Thay vì mất rất nhiều thời gian tìm kiếm tại các thư viện, bạn cũng có thể rèn luyện tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp…thông qua mạng xã hội. Cùng với đó, mạng xã hội còn giúp chúng ta kết nối những con người có chung sở thích, mục đích như: giúp đỡ, chia sẻ, tư vấn hoặc mang đến cho bạn địa chỉ tin cậy,những lời góp ý động viên đến từ mọi miền Tổ Quốc, từ nhiều quốc gia trên thế giới.Không thể phủ nhận vai trò “người bạn ảo” chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của các trang mạng xã hội đang thịnh hành với người dân Hà Nội hiện nay như: Facebook, Yume, Zing, Yobanbe…
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, quá trình phát triển nhanh chóng của công nghệ số đã làm nảy sinhnhững hành vi chưa đẹp trong giao tiếp ứng xử của người dân Hà Nội trên các trang MXH ảo nhưng hậu quả thì rất thật này. Người ta đã trở lên lạm dụng MXH một cách thái quá, đi đâu, làm gì, mặc gì, ở đâu cũng đều đăng trên trang MXH cá nhân. Thậm chí, nhà có việc gì hay mâu thuẫn với những người thân trong gia đình, bố mẹ, con ốm nằm viện…đều được phản ánh rất trung thực, sinh động trên MXH, tất cả chỉ để chờ 1 “like” tán dương nhưng không mấy thật thà của người khác. Một số bạn trẻ còn rất tự hào về cách ăn mặc thoáng đãng, hở hang, phản cảm của mình được đăng tải trên MXH. Hình ảnh các bạn trẻ say mê, trang điểm sai cho thật giống các thần tượng bằng cách ăn mặc thật giống với các thần tượng của mình, cảnh các bạn nhốn nháo chạy theo đoàn xe của thần tượng, hoặc ngồi la liệt ở sân bay để được chào đón các thần tượng… Hình ảnh thật phản cảm khác khi có một bạn mặc áo ba lỗ ngồi trên đầu rùa ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhiều người lớn tuổi chắc sẽ phải nhắm mắt ngay tức khắc khi bất chợt nhìn thấy hình ảnh của một số bạn đang tình tứ, mặn nồng với người yêu của mình trên các trang MXH, phải nói giới trẻ hiện nay diễn suất tốt chẳng kém gì diễn viên… Ngoài ra, các thông tin nói xấu bạn bè, thầy cô giáo, đồng nghiệp, cấp trên, thậm chí là ông, bà bố mẹ của mình v.v… đều không thiếu và hiếm trên các trang MXH hiện nay. Hiện tượng nói tục chửi thề, ngôn ngữ “tuổi teen” … cũng rất phong phú trên thế giới ảo. Nói văn hóa Việt xuống cấp là chưa thật toàn diện và khách quan. Nhưng hiện thời, tính phổ biến của các hành vi phản văn hóa, nhất là văn hoá giao tiếp ứng xử đã đến mức báo động đặc biệt nhiều trên các trang MXH.
Gần đây, ngày 21/10/2014, báo điện tử VnExpress có đăng bài: “Những hóa đơn đi bar giá trăm triệu gây bão mạng xã hội”. Các "đại gia" đang lần lượt tung lên mạng những hóa đơn ăn chơi lên đến chín con số, mà cái sau "khủng" hơn cái trước.Trong khi cộng đồng còn đang tranh cãi về một chiếc hóa đơn quán bar có số tiền hơn 181 triệu đồng thì ngay lập tức, nhiều thành viên khác cũng không kém cạnh thì tung ra những hóa đơn hơn 200 triệu, thậm chí là 400 triệu. Các quán bar này đều nằm ở Hà Nội. Hoá đơn hơn 181 triệu ở một quán bar Hà Nội được chia sẻ trên Facebook khiến nhiều người sốc nặng.Ở hóa đơn này, riêng 6 chai Chivas 38 thôi cũng chiếm hết 161,4 triệu đồng, trong đó mỗi chai giá 26,9 triệu đồng. Qua đó, có thể thấy độ giàu có và chịu chơi của nhóm người này
Tuy nhiên, ngay sau đó, trên tờ báo điện tử Dân trí lại có bài khẳng định những chiếc hóa đơn thanh toán hàng trăm triệu lan truyền trên mạng thực chất chỉ là những “hóa đơn ảo”. Đây là một việc làm hết sức mâu thuẫn về những thông tin trái chiều của 2 tờ báo khá nổi tiếng và uy tín của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, điều đáng nói là hệ quả của nó để lại là không hề nhỏ cho dù thông tin về những chiếc hoá đơn này là thật hay ảo thì việc làm của những người đã tung tin thất thiệt này lên trang MXH Facebook làm xôn xao dư luận cũng thật đáng lên án về lối sống không lành mạnh, vì đã gián tiếp làm kích động, lan truyền, cổ vũ cho lối sống thực dụng, trác táng của giới trẻ Hà Nội hiện nay, làm ảnh hưởng danh tiếng về văn hoá giao tiếp, ứng xử của người Hà Nội trên khắp cả nước và trên toàn thế giới. Đúng là: “Đùa trên mạng xã hội ảo mà hậu quả lại ở xã hội thật”.
Quả là, giao tiếp ứng xử trên MXH ảo cũng cần phải có những chuẩn mực, nhưng trên các trang MXH thì việc đặt ra các chuẩn mực có thực hiện được không khi còn rất nhiều những hành động khó hiểu như: để tán dương, ủng hộ ai đó hay nói đúng hơn là chia sẻ với các thành viên được coi là bạn bè thì mỗi khi thấy thông tin gì được đăng, những người bạn mình phải “like” một cái để thể hiện sự quan tâm, ủng hộ. Nhưng nhiều khi gia đình bạn nào đó có việc buồn hoặc có ai ốm được đăng lên, ngay lập tức cũng thấy nhiều thành viên khác “like” một cái. Từ “like” trong tiếng Anh mọi người ai cũng biết nó có nghĩa là “thích”, vậy trong trường hợp này, phải chăng các bạn đang “thích” hành động có ai đó trong gia đình của bạn mình bị ốm hoặc gặp chuyện buồn?.
Theo khảo sát vừa được tạp chí Search Engine Journal công bố, Facebook vẫn là mạng xã hội lớn nhất hiện nay với hơn 1,15 tỷ người dùng;tỷ lệ người dùng mạng xã hội lớn nhất thuộc độ tuổi từ 18 ; cứ mỗi 3 giây lại có người đăng ký sử dụng nửa tỷ người bấm mạng Facebook; có hơn nút “like” mỗi ngày; Anh và Mỹ có tới 1/3 số vụ ly hôn có liên quan đến Facebook Trên thế giới có tới 1% dân số bị nghiện Facebook, các chuyên gia cho rằng nghiện Facebook có sức công phá mạnh hơn cả rượu, bia, thuốc lá, tình dục hay ma tuý.
Ngoài ra, MXH còn góp phần gia tăng tệ nạn xã hội, trong đó có mại dâm và khiêu dâm. Số liệu thống kê trong nghiên cứu về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam (do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiến hành thực hiện) cho thấy, trong 100 website được truy cập nhiều nhất, có 12 trang kết nối nội dung khiêu dâm và tình dục. Bên cạnh đó, gần đây còn liên tục xảy ra các vụ phát tán video quan hệ tình dục của học sinh, sinh viên, người mẫu, diễn viên... nên vô hình chung càng khiến tình trạng khiêu dâm, mại dâm trên MXH ngày càng phát triển. Thông qua MXH việc xâm hại tình dục trẻ em mua bán người diễn biến thật khó lường với những chiêu trò mới. Theo Công an Hà Nội, thời gian vừa qua trên mạng internet, facebook xuất hiện khá nhiều hình ảnh khiêu dâm, quảng cáo số điện thoại, mời chào mua dâm… Công an Hà Nội đã triệt phá và xử lý hình sự một số vụ. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp “quảng cáo” như trên đều có thể xử lý hình sự được. Bởi muốn xử lý hình sự, phải làm rõ hành vi môi giới, có tổ chức; còn trong trường hợp gái mại dâm tự quảng cáo cho mình, tự mình bán dâm thì chỉ có thể xử phạt hành chính.
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Internet và mạng xã hội đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống xã hội. Đó là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tìm kiếm và chuyển tải thông tin với tốc độ lan truyền nhanh nhất, là phương tiện giao dịch thuận tiện, là công cụ giao tiếp và kết nối cộng đồng vô cùng hữu ích, là kho chứa vô tận những hình thức giải trí, chỉ có điều trong khi sử dụng, mỗi người dân Hà Nội hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp, ứng xử sao cho phù hợp, góp phần phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của các trang MXH. Thành phố của chúng ta đang đẹp lên từng ngày, những giá trị cao quý, nét đẹp truyền thống truyền đời đời vẫn được gìn giữ, phát huy, chỉ có điều ít hay nhiều điều đó còn phụ thuộc vào mỗi chúng ta để Thủ đô yêu dấu mãi mãi là nơi hội tụ những nét đẹp tinh hoa văn hoá của cả nước.
Phòng Quản lý Khoa học& HTQT
Văn hoá giao tiếp, ứng xử là một phạm trù rất rộng bao gồm thái độ, cử chỉ, lời nói, hành vi thể hiện sự lịch sự, chân tình và cả trang phục phù hợp. Trong xã hội ngày càng văn minh, hiện đại thì những quy tắc, những phong cách giao tiếp lịch sự, văn minh ấy càng trở nên quan trọng và cần được mọi người nghiêm túc thực hiện. Những việc tưởng chừng như đơn giản ấy, thực ra lại rất quan trọng và mang lại một giá trị to lớn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chủ yếu muốn nhắc tới một khía cạnh rất nhỏ nhưng đang thu hút sự chú ý trong cuộc sống đó là: văn hoá giao tiếp ứng xử trên các trang mạng xã hội của người Hà Nội trong năm thực hiện văn minh đô thị 2014 hiện nay.
Giao tiếp là một dạng hoạt động của con người. Có khá nhiều khái niệm hay định nghĩa về giao tiếp, mỗi định nghĩa đều có mặt hợp lý của nó và đa số tác giả cho rằng, nên hiểu giao tiếp theo nghĩa hẹp sẽ có tác dụng và hiệu quả thực tiễn hơn trong giáo dục cũng như trong đời sống. Theo đó, giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người, qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau. Như vậy, để cho giao tiếp có hiệu quả nghĩa là làm sao cho quá trình trao đổi thông tin, sự hiểu biết, rung cảm và tác động qua lại với nhau được diễn ra tốt đẹp, gây ấn tượng đòi hỏi sự giao tiếp phải có văn hóa.
Văn hóa ứng xử là gương mặt của văn hóa. Tầm quan trọng của nó sâu xa hơn người ta hay nói. Nó thể hiện thái độ của con người với nhau và với xã hội; nó cho thấy tính gắn kết của cộng đồng đến đâu, cho thấy xã hội có thực sự đẹp hay không. Hơn nữa, từ đó có thể thấy phong thái, cốt cách, tâm hồn của dân tộc.Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam, là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế hàng đầu của cả nước, là nơi hội tụ những cốt cách, tinh hoa của dân tộc. Ở đâu đó, có thể còn rất nhiều người Việt Nam giao tiếp ứng xử với nhau chưa tốt nhưng người Hà Nội thì cần phải gương mẫu hơn trong việc thể hiện tốt văn hoá giao tiếp ứng xử ở mọi nơi, mọi lúc vì mình đang được sống và học tập ở nơi là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế hàng đầu của cả nước, chưa kể đến việc năm 2014 đã được lãnh đạo Thành Phố chọn là năm “trật tự văn minh đô thị”.
Trong những năm qua, làn sóng mạng xã hội xuất hiện và bùng nổ khiến cho thói quen sử dụng internet của người dân trên thế giới nói chung, người dân Hà Nội nói riêng, đặc biệt là giới trẻ đã thực sự thay đổi. Tốc độ gia tăng thành viên trên các mạng xã hội ngày càng dữ dội, thời gian họ dành cho những tiện ích trên những trang mạng này mỗi ngày nhiều hơn và hầu như không kiểm soát được.
Khi tham gia mạng xã hội người dân Hà Nội sẽ có thêm nhiều cơ hội tham gia vào thế giới thông tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận với nhiều hệ tư tưởng và giá trị sống khác nhau, giúp con người nối liền mọi khoảng cách. Chỉ cần có kỹ năng về sử dụng Internet là mọi người có thể coi đó như một phương thức cho quá trình học tập, tra cứu thông tin và giải trí, kết bạn. Mạng xã hội giúp mọi người cập nhập tin tức nhanh chóng. Thông qua các trang web, các diễn đàn trên mạng xã hội bạn có thể tìm thấy nguồn tài liệu phong phú, bổ ích. Thay vì mất rất nhiều thời gian tìm kiếm tại các thư viện, bạn cũng có thể rèn luyện tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp…thông qua mạng xã hội. Cùng với đó, mạng xã hội còn giúp chúng ta kết nối những con người có chung sở thích, mục đích như: giúp đỡ, chia sẻ, tư vấn hoặc mang đến cho bạn địa chỉ tin cậy,những lời góp ý động viên đến từ mọi miền Tổ Quốc, từ nhiều quốc gia trên thế giới.Không thể phủ nhận vai trò “người bạn ảo” chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của các trang mạng xã hội đang thịnh hành với người dân Hà Nội hiện nay như: Facebook, Yume, Zing, Yobanbe…
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, quá trình phát triển nhanh chóng của công nghệ số đã làm nảy sinhnhững hành vi chưa đẹp trong giao tiếp ứng xử của người dân Hà Nội trên các trang MXH ảo nhưng hậu quả thì rất thật này. Người ta đã trở lên lạm dụng MXH một cách thái quá, đi đâu, làm gì, mặc gì, ở đâu cũng đều đăng trên trang MXH cá nhân. Thậm chí, nhà có việc gì hay mâu thuẫn với những người thân trong gia đình, bố mẹ, con ốm nằm viện…đều được phản ánh rất trung thực, sinh động trên MXH, tất cả chỉ để chờ 1 “like” tán dương nhưng không mấy thật thà của người khác. Một số bạn trẻ còn rất tự hào về cách ăn mặc thoáng đãng, hở hang, phản cảm của mình được đăng tải trên MXH. Hình ảnh các bạn trẻ say mê, trang điểm sai cho thật giống các thần tượng bằng cách ăn mặc thật giống với các thần tượng của mình, cảnh các bạn nhốn nháo chạy theo đoàn xe của thần tượng, hoặc ngồi la liệt ở sân bay để được chào đón các thần tượng… Hình ảnh thật phản cảm khác khi có một bạn mặc áo ba lỗ ngồi trên đầu rùa ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhiều người lớn tuổi chắc sẽ phải nhắm mắt ngay tức khắc khi bất chợt nhìn thấy hình ảnh của một số bạn đang tình tứ, mặn nồng với người yêu của mình trên các trang MXH, phải nói giới trẻ hiện nay diễn suất tốt chẳng kém gì diễn viên… Ngoài ra, các thông tin nói xấu bạn bè, thầy cô giáo, đồng nghiệp, cấp trên, thậm chí là ông, bà bố mẹ của mình v.v… đều không thiếu và hiếm trên các trang MXH hiện nay. Hiện tượng nói tục chửi thề, ngôn ngữ “tuổi teen” … cũng rất phong phú trên thế giới ảo. Nói văn hóa Việt xuống cấp là chưa thật toàn diện và khách quan. Nhưng hiện thời, tính phổ biến của các hành vi phản văn hóa, nhất là văn hoá giao tiếp ứng xử đã đến mức báo động đặc biệt nhiều trên các trang MXH.
Gần đây, ngày 21/10/2014, báo điện tử VnExpress có đăng bài: “Những hóa đơn đi bar giá trăm triệu gây bão mạng xã hội”. Các "đại gia" đang lần lượt tung lên mạng những hóa đơn ăn chơi lên đến chín con số, mà cái sau "khủng" hơn cái trước.Trong khi cộng đồng còn đang tranh cãi về một chiếc hóa đơn quán bar có số tiền hơn 181 triệu đồng thì ngay lập tức, nhiều thành viên khác cũng không kém cạnh thì tung ra những hóa đơn hơn 200 triệu, thậm chí là 400 triệu. Các quán bar này đều nằm ở Hà Nội. Hoá đơn hơn 181 triệu ở một quán bar Hà Nội được chia sẻ trên Facebook khiến nhiều người sốc nặng.Ở hóa đơn này, riêng 6 chai Chivas 38 thôi cũng chiếm hết 161,4 triệu đồng, trong đó mỗi chai giá 26,9 triệu đồng. Qua đó, có thể thấy độ giàu có và chịu chơi của nhóm người này
Tuy nhiên, ngay sau đó, trên tờ báo điện tử Dân trí lại có bài khẳng định những chiếc hóa đơn thanh toán hàng trăm triệu lan truyền trên mạng thực chất chỉ là những “hóa đơn ảo”. Đây là một việc làm hết sức mâu thuẫn về những thông tin trái chiều của 2 tờ báo khá nổi tiếng và uy tín của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, điều đáng nói là hệ quả của nó để lại là không hề nhỏ cho dù thông tin về những chiếc hoá đơn này là thật hay ảo thì việc làm của những người đã tung tin thất thiệt này lên trang MXH Facebook làm xôn xao dư luận cũng thật đáng lên án về lối sống không lành mạnh, vì đã gián tiếp làm kích động, lan truyền, cổ vũ cho lối sống thực dụng, trác táng của giới trẻ Hà Nội hiện nay, làm ảnh hưởng danh tiếng về văn hoá giao tiếp, ứng xử của người Hà Nội trên khắp cả nước và trên toàn thế giới. Đúng là: “Đùa trên mạng xã hội ảo mà hậu quả lại ở xã hội thật”.
Quả là, giao tiếp ứng xử trên MXH ảo cũng cần phải có những chuẩn mực, nhưng trên các trang MXH thì việc đặt ra các chuẩn mực có thực hiện được không khi còn rất nhiều những hành động khó hiểu như: để tán dương, ủng hộ ai đó hay nói đúng hơn là chia sẻ với các thành viên được coi là bạn bè thì mỗi khi thấy thông tin gì được đăng, những người bạn mình phải “like” một cái để thể hiện sự quan tâm, ủng hộ. Nhưng nhiều khi gia đình bạn nào đó có việc buồn hoặc có ai ốm được đăng lên, ngay lập tức cũng thấy nhiều thành viên khác “like” một cái. Từ “like” trong tiếng Anh mọi người ai cũng biết nó có nghĩa là “thích”, vậy trong trường hợp này, phải chăng các bạn đang “thích” hành động có ai đó trong gia đình của bạn mình bị ốm hoặc gặp chuyện buồn?.
Theo khảo sát vừa được tạp chí Search Engine Journal công bố, Facebook vẫn là mạng xã hội lớn nhất hiện nay với hơn 1,15 tỷ người dùng;tỷ lệ người dùng mạng xã hội lớn nhất thuộc độ tuổi từ 18 ; cứ mỗi 3 giây lại có người đăng ký sử dụng nửa tỷ người bấm mạng Facebook; có hơn nút “like” mỗi ngày; Anh và Mỹ có tới 1/3 số vụ ly hôn có liên quan đến Facebook Trên thế giới có tới 1% dân số bị nghiện Facebook, các chuyên gia cho rằng nghiện Facebook có sức công phá mạnh hơn cả rượu, bia, thuốc lá, tình dục hay ma tuý.
Ngoài ra, MXH còn góp phần gia tăng tệ nạn xã hội, trong đó có mại dâm và khiêu dâm. Số liệu thống kê trong nghiên cứu về bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam (do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiến hành thực hiện) cho thấy, trong 100 website được truy cập nhiều nhất, có 12 trang kết nối nội dung khiêu dâm và tình dục. Bên cạnh đó, gần đây còn liên tục xảy ra các vụ phát tán video quan hệ tình dục của học sinh, sinh viên, người mẫu, diễn viên... nên vô hình chung càng khiến tình trạng khiêu dâm, mại dâm trên MXH ngày càng phát triển. Thông qua MXH việc xâm hại tình dục trẻ em mua bán người diễn biến thật khó lường với những chiêu trò mới. Theo Công an Hà Nội, thời gian vừa qua trên mạng internet, facebook xuất hiện khá nhiều hình ảnh khiêu dâm, quảng cáo số điện thoại, mời chào mua dâm… Công an Hà Nội đã triệt phá và xử lý hình sự một số vụ. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp “quảng cáo” như trên đều có thể xử lý hình sự được. Bởi muốn xử lý hình sự, phải làm rõ hành vi môi giới, có tổ chức; còn trong trường hợp gái mại dâm tự quảng cáo cho mình, tự mình bán dâm thì chỉ có thể xử phạt hành chính.
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Internet và mạng xã hội đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống xã hội. Đó là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tìm kiếm và chuyển tải thông tin với tốc độ lan truyền nhanh nhất, là phương tiện giao dịch thuận tiện, là công cụ giao tiếp và kết nối cộng đồng vô cùng hữu ích, là kho chứa vô tận những hình thức giải trí, chỉ có điều trong khi sử dụng, mỗi người dân Hà Nội hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp, ứng xử sao cho phù hợp, góp phần phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của các trang MXH. Thành phố của chúng ta đang đẹp lên từng ngày, những giá trị cao quý, nét đẹp truyền thống truyền đời đời vẫn được gìn giữ, phát huy, chỉ có điều ít hay nhiều điều đó còn phụ thuộc vào mỗi chúng ta để Thủ đô yêu dấu mãi mãi là nơi hội tụ những nét đẹp tinh hoa văn hoá của cả nước.
lienvan77- Tổng số bài gửi : 7
Join date : 04/03/2014
Re: VĂN HOÁ GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG NĂM THỰC HIỆN VĂN MINH ĐÔ THỊ
Sự phát triển như vũ bão của ngành CNTT đã mang lại cho những tiến bộ không thể phủ nhận cho nền kinh tế cũng như phát triển tri thức toàn cầu.
Sự bùng nổ của MXH trong thời gian qua là kết quả tất yếu của sự phát triển mạnh mẽ trong ngành CNTT, bên cạnh những tiện ích MXH cũng còn không ít những mặt trái của nó. Tuy nhiên, với quan điểm cá nhân tôi cho rằng sự phát triển của MXH không có lỗi mà phần lớn lỗi xuất phát từ nhận thức, ý thức, trình độ văn hóa của người sử dụng.
Khi bước vào không gian ảo không có đường biên giới thì thông tin trên đó có cả tốt lẫn xấu, có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực, nếu chúng ta may mắn gặp được những thông tin tốt, hữu ích điều đó sẽ làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng khi các bạn gặp phải thông tin xấu nếu không tỉnh táo để nhìn nhận và xử lý thì rất có thể chúng ta sẽ trở thành nạn nhân. Việc quan trọng là hãy xem mình đang ở đâu, người ta có những gì, mức độ và bản lĩnh của mình thế nào trước khi kết nối với cộng đồng, thế giới ảo.
Trước khi bình luận, like hay đăng status lên trên MXH hãy cân nhắc thật kỹ những thông tin, lời nói này có ảnh hưởng xấu tới bản thân bạn, gia đình, người thân hoặc những người khác hay không. Việc bạn hùa theo số đông để tán dương, like những lời nói, hành động vô văn hóa trên MXH cũng phần nào làm ảnh hưởng tới hình ảnh, tính cách của bạn. Nhiều bạn trẻ ngày nay đang chạy theo những giá trị ảo trong cuộc sống thật, các bạn thường đăng những tin giật gân, tin hot nhằm “câu view và câu like” nên đôi khi dẫn tới những hành động thiếu kiểm soát và còn vi phạm pháp luật mà không hay biết như việc một cặp vợ chồng trẻ đã tự ý đăng tin về việc đã xuất hiện virus Ebola tại một bệnh viện lớn của Hà Nội gây hoang mang trong cộng đồng đã bị bắt đồng thời phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng, cho tới khi bị bắt họ vẫn không biết được rằng hành động của họ là vi phạm pháp luật.
Hiện tượng hàng loạt những cá nhân bình thường bỗng dưng trở thành hiện tượng lạ, hot boy, hot girl rồi hot blogger đã khiến giới trẻ VN sôi sục với thế giới ảo và dần lãng quên cuộc đời thực. Họ tìm đủ mọi cách để trở nên nổi tiếng, nhiều người biết đến với thành tích nắm trong tay một số lượng fan đông đảo, số người like, follow lên tới hàng nghìn, vậy mới có chuyện nhiều bạn trẻ sẵn sàng khoe thân, khoe của, viết những dòng trạng thái giật gân, gây shock nhằm thu hút sự chú ý của mọi người.
Hiện tượng Ca sỹ Lệ Rơi là một ví dụ điển hình của sự khắc nghiệt trong cuộc sống ảo, từ một anh nông dân sau khi tung một series các bài hát tự quay với ngoại hình, cử chỉ chân chất pha phần ngô nghê và giọng nói còn lẫn lộn giữa chữ L và N ngay lập tức anh ta trở thành một hiện tượng lạ trên MXH. Báo chí khai thác triệt để đời tư, hàng trăm diễn đàn bình phẩm về chàng trai này với đầy đủ ngôn từ: từ khen đến chê, từ ca tụng đến phỉ bang, thóa mạ, chửi rủa…
Cuộc sống vốn bình yên của chàng trai này bỗng thay đổi 360 độ với đầy đủ những cung bậc hỷ, nộ, ái, ố khiến bản thân chàng trai và người thân trong gia đình cũng cảm thấy mệt mỏi. Và cũng nhanh như lúc xuất hiện, chỉ một vài tháng sau hiện tượng Ca sỹ Lệ Rơi đã chìm vào quên lãng với cộng đồng MXH.
Hay như hiện tượng dùng MXH làm nơi thóa mạ, nói xấu người khác của một vị đại biểu quốc hội trong thời gian gần đây đã làm nóng lên không khí của nghị trường quốc hội nơi được coi là chốn hội tụ của những cá nhân có đức, có tài đại diện cho tiếng nói của nhân dân.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt trái đó có rất nhiều người đã thành công trong việc tận dụng được mặt tích cực của MXH để học tập, nghiên cứu, kinh doanh, tổ chức các hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường… bởi họ có ý thức được họ ở đâu, hành động của họ tác động thế nào đến cộng đồng, thế giới ảo.
Bởi vậy khi tham gia vào MXH các bạn trẻ cần ghi nhớ rằng: “Gieo hành vi gặt thói quen – Gieo thói quen gặt tính cách” hãy cân nhắc, cẩn trọng trước khi bước vào thế giới ảo bởi hành động, lời nói của bạn không chỉ tồn tại trong cuốn sổ nhật ký cá nhân của bạn mà nó còn tồn tại trong một cuốn nhật ký chung khiến rất nhiều người có thể xem, đọc. Những hành động, lời nói đó có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới người khác điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức, nhận thức, trình độ văn hóa của người sử dụng.
Sự bùng nổ của MXH trong thời gian qua là kết quả tất yếu của sự phát triển mạnh mẽ trong ngành CNTT, bên cạnh những tiện ích MXH cũng còn không ít những mặt trái của nó. Tuy nhiên, với quan điểm cá nhân tôi cho rằng sự phát triển của MXH không có lỗi mà phần lớn lỗi xuất phát từ nhận thức, ý thức, trình độ văn hóa của người sử dụng.
Khi bước vào không gian ảo không có đường biên giới thì thông tin trên đó có cả tốt lẫn xấu, có cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực, nếu chúng ta may mắn gặp được những thông tin tốt, hữu ích điều đó sẽ làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng khi các bạn gặp phải thông tin xấu nếu không tỉnh táo để nhìn nhận và xử lý thì rất có thể chúng ta sẽ trở thành nạn nhân. Việc quan trọng là hãy xem mình đang ở đâu, người ta có những gì, mức độ và bản lĩnh của mình thế nào trước khi kết nối với cộng đồng, thế giới ảo.
Trước khi bình luận, like hay đăng status lên trên MXH hãy cân nhắc thật kỹ những thông tin, lời nói này có ảnh hưởng xấu tới bản thân bạn, gia đình, người thân hoặc những người khác hay không. Việc bạn hùa theo số đông để tán dương, like những lời nói, hành động vô văn hóa trên MXH cũng phần nào làm ảnh hưởng tới hình ảnh, tính cách của bạn. Nhiều bạn trẻ ngày nay đang chạy theo những giá trị ảo trong cuộc sống thật, các bạn thường đăng những tin giật gân, tin hot nhằm “câu view và câu like” nên đôi khi dẫn tới những hành động thiếu kiểm soát và còn vi phạm pháp luật mà không hay biết như việc một cặp vợ chồng trẻ đã tự ý đăng tin về việc đã xuất hiện virus Ebola tại một bệnh viện lớn của Hà Nội gây hoang mang trong cộng đồng đã bị bắt đồng thời phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng, cho tới khi bị bắt họ vẫn không biết được rằng hành động của họ là vi phạm pháp luật.
Hiện tượng hàng loạt những cá nhân bình thường bỗng dưng trở thành hiện tượng lạ, hot boy, hot girl rồi hot blogger đã khiến giới trẻ VN sôi sục với thế giới ảo và dần lãng quên cuộc đời thực. Họ tìm đủ mọi cách để trở nên nổi tiếng, nhiều người biết đến với thành tích nắm trong tay một số lượng fan đông đảo, số người like, follow lên tới hàng nghìn, vậy mới có chuyện nhiều bạn trẻ sẵn sàng khoe thân, khoe của, viết những dòng trạng thái giật gân, gây shock nhằm thu hút sự chú ý của mọi người.
Hiện tượng Ca sỹ Lệ Rơi là một ví dụ điển hình của sự khắc nghiệt trong cuộc sống ảo, từ một anh nông dân sau khi tung một series các bài hát tự quay với ngoại hình, cử chỉ chân chất pha phần ngô nghê và giọng nói còn lẫn lộn giữa chữ L và N ngay lập tức anh ta trở thành một hiện tượng lạ trên MXH. Báo chí khai thác triệt để đời tư, hàng trăm diễn đàn bình phẩm về chàng trai này với đầy đủ ngôn từ: từ khen đến chê, từ ca tụng đến phỉ bang, thóa mạ, chửi rủa…
Cuộc sống vốn bình yên của chàng trai này bỗng thay đổi 360 độ với đầy đủ những cung bậc hỷ, nộ, ái, ố khiến bản thân chàng trai và người thân trong gia đình cũng cảm thấy mệt mỏi. Và cũng nhanh như lúc xuất hiện, chỉ một vài tháng sau hiện tượng Ca sỹ Lệ Rơi đã chìm vào quên lãng với cộng đồng MXH.
Hay như hiện tượng dùng MXH làm nơi thóa mạ, nói xấu người khác của một vị đại biểu quốc hội trong thời gian gần đây đã làm nóng lên không khí của nghị trường quốc hội nơi được coi là chốn hội tụ của những cá nhân có đức, có tài đại diện cho tiếng nói của nhân dân.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt trái đó có rất nhiều người đã thành công trong việc tận dụng được mặt tích cực của MXH để học tập, nghiên cứu, kinh doanh, tổ chức các hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường… bởi họ có ý thức được họ ở đâu, hành động của họ tác động thế nào đến cộng đồng, thế giới ảo.
Bởi vậy khi tham gia vào MXH các bạn trẻ cần ghi nhớ rằng: “Gieo hành vi gặt thói quen – Gieo thói quen gặt tính cách” hãy cân nhắc, cẩn trọng trước khi bước vào thế giới ảo bởi hành động, lời nói của bạn không chỉ tồn tại trong cuốn sổ nhật ký cá nhân của bạn mà nó còn tồn tại trong một cuốn nhật ký chung khiến rất nhiều người có thể xem, đọc. Những hành động, lời nói đó có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới người khác điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức, nhận thức, trình độ văn hóa của người sử dụng.
hangnt- Tổng số bài gửi : 12
Join date : 10/03/2014
Re: VĂN HOÁ GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG NĂM THỰC HIỆN VĂN MINH ĐÔ THỊ
Trong điều kiện hiện nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thì mạng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng trở thành một công cụ không thể thiếu trong đời sống xã hội.
Trên thực tế, tính tương tác mạnh mẽ của blog, các trang mạng xã hội khiến cho thế giới rộng lớn nhưng những con người ở khắp mọi nơi trên thế giới được kết nối, chia sẻ với nhau. Vì vậy họ trở thành bè bạn chỉ trong chốc lát và họ có thêm nhiều bè bạn. Niềm vui hay nỗi buồn, những suy tư của họ có mức độ lan tỏa và được chia sẻ mà không một hình thức nào có thể sánh bằng. Đấy là cái lợi mà mạng xã hội đem lại cho những người bắt đầu tham gia vào các trang mạng xã hội và hòa vào dòng thác thông tin toàn cầu như vũ bão hôm nay.
Riêng với người đọc tại Việt Nam, blog và mạng xã hội đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong ngày đối với một bộ phận lớn những người sử dụng internet. Một trong những mạng xã hội mà rất nhiều cư dân mạng thừa nhận là đã “nghiện”, đó là trang Facebook. Nhiều người cho biết đây cũng chính là một trong những nơi mà họ có thể tìm được những kết nối để đọc các tin tức, bài viết thuộc dạng “lề trái” bên cạnh những blog cá nhân nổi tiếng khác. Chính vì vậy, mặc dù liên tục bị chặn trong một thời gian dài, số thành viên của trang Facebook vẫn lên đến hơn 2,5 triệu người.
Cùng với thực tế, thời gian qua cũng xuất hiện nhiều vấn đề về văn hóa ứng xử trên các trang mạng xã hội và đây trở thành một vấn đề nóng bỏng và đang rất được nhiều người quan tâm trong điều kiện hiện nay.
Bên cạnh những mặt tích cực mà chúng ta đã nhận thấy thì vấn đề nổi cộm hiện nay là một số người đã sử dụng mạng xã hội để để tuyên truyền các nội dung, hình ảnh không lành mạnh; nói xấu người khác với những ngôn từ thiếu văn hóa,... Bên cạnh đó một số người nghiện mạng xã hội, tin vào một thế giới ảo trên mạng làm mất thời gian, tiền bạc và ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Đồng thời việc lạm dụng sử dụng mạng xã hội gây nên tình trạng đáng báo động trong gia đình. Đó là hiện tượng con cái trở nên xa rời bố mẹ và quên dần các giá trị gia đình truyền thống. Những đứa trẻ không còn thích trao đổi trực tiếp những tâm tư, tình cảm với bố mẹ, chúng trở nên hời hợt và sống ảo với những cuộc trao đổi trên mạng xã hội. Còn về phía bố mẹ, nhiều người cũng trở nên nghiện mạng xã hội, dành quá nhiều thời gian vào mạng xã hội để chia sẻ với những người không quen biết để rồi quên mất gia đình nhỏ đang tồn tại thực sự của mình. Hình ảnh vào mỗi buổi tối trong các gia đình mỗi người đều dán mắt vào điện thoại cá nhân hay Ipad là rất phổ biến: Người vợ thì đang vui vẻ chia sẻ với các cô bạn về thông tin giảm giá tại một cửa hàng thời trang nào đó, còn ông chồng thì đang bán tán sôi nổi về một trận bóng đá cũng với những nhóm bạn trên facebook, những đứa trẻ đang chúi mũi vào bình luận về một buổi biểu diễn của một nhóm nhạc Hàn Quốc qua nhóm fan trên mạng xã hội…Sự gắn kết mối dây tình cảm trong các gia đình đã dần bị mất đi vì họ không còn những khoảng thời gian để cùng nhau chia sẻ tình cảm. Đây trở thành hiện tượng khá phổ biến tại các thành phố lớn mà nguyên nhân là do việc lạm dụng mạng xã hội trong thời gian qua.
Khi tham gia vào mạng xã hội chúng ta có thể đưa ra những ý kiến, nhận xét, đánh giá của cá nhân về một vấn đề quan tâm, chúng ta có thể chia sẻ những thông tin cần thiết với mọi người tuy nhiên việc ứng xử đúng mực, hợp lý để phát huy tính tích cực của các trang mạng xã hội là điều rất quan trọng mà mỗi người tham gia đều phải phải biết cân nhắc khi sử dụng.
thuydt- Tổng số bài gửi : 2
Join date : 04/03/2014
Re: VĂN HOÁ GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG NĂM THỰC HIỆN VĂN MINH ĐÔ THỊ
VĂN HOÁ GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Cuộc cách mạng tin học với hệ thống internet hoạt động hiệu quả làm tăng rất nhanh hàm lượng trí tuệ không chỉ trong ý thức, động cơ mà còn trong hành động của mỗi con người. Nó góp phần làm thay đổi đời sống xã hội hiện đại một cách sâu sắc. Thông tin ngày càng thu hẹp không gian và tăng tốc thời gian, làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau, sự giao lưu hợp tác, sự liên kết mọi mặt hoạt động. làm biến đổi lối sống tù túng, chật hẹp trước đây, hình thành lối sống công nghiệp và kéo theo nó là trình độ quản lý, tác phong làm việc hiện đại. Internet phát triển góp phần làm cho lối tư duy táo bạo, khám phá, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để nhanh chóng vươn lên trong cuộc sống có cơ hội phát triển mạnh. Đó là lối sống năng động, lấy hiệu quả làm tiêu chí và chuẩn mực. Tuy nhiên Internet hay nói hẹp hơn là mạng xã hội cũng mang đến những hạn chế và hệ lụy, đó là tính dây chuyền, tính lười suy nghĩ và ỉ lại.
Văn hóa giao tiếp ứng xử thì ở đâu và lúc nào cũng cần. Đặc biệt là văn hóa giao tiếp ứng xử trên các trang mạng xã hội lại càng cần hơn bởi nó thể hiện suy nghĩ, tư duy của cá nhân nhưng trước một cộng đồng (public). Mà cộng đồng này là ảo do đó không đo đếm lường được số lượng, phạm vi và trình độ. Điều này dẫn đến việc một suy nghĩ cá nhân không khéo léo, tế nhị, có văn hóa thì rất dễ bị cộng đồng “ném đá”, bị phản ứng dây chuyền và chính nó sẽ làm tổn thương cá nhân sâu sắc và có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường (Ví dụ như việc mọi người comment con của Hoa hậu Hàn quốc xấu hơn mẹ nhiều đã gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề đối với cô bé khi mẹ cô bé vô tình đăng ảnh con và mẹ trên Facebook). Dó đó có thể thấy việc đăng tải thông tin, hình ảnh của mình hay mọi người lên mạng cũng như việc bình luận một sự việc hay thông tin của người khác cũng đòi hỏi sự hiểu biết, văn hóa và lường trước hậu quả. Bên cạnh đó, các giá trị của toàn cầu hoá đã tác động mạnh mẽ tới lối sống Việt Nam, tạo ra những chuyển biến quan trọng trong lối sống. Những giá trị phổ quát của văn minh nhân loại thâm nhập xã hội ta, mang đến cho người Việt Nam những nhận thức mới và tầm nhìn mới. Vậy nên cá nhân mỗi con người thông qua giáo dục gia đình, giáo dục trong nhà trường, thông qua các quy định, quy tắc ứng xử của luật pháp cần được chuẩn bị tốt về văn hóa giao tiếp ứng xử trên mạng để hạn chế xảy ra những hậu quả đáng tiếc khi mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến.
vietlh- Tổng số bài gửi : 1
Join date : 04/03/2014
Re: VĂN HOÁ GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG NĂM THỰC HIỆN VĂN MINH ĐÔ THỊ
Trong những ngày gần đây, dư luận xã hội phản ánh nhiều đến vấn đề giao tiếp ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay. Bản thân tôi cũng như tất cả các bạn đều nhận thấy nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ số, đã giúp chúng ta tìm tòi, khám phá và cập nhật những thông tin mới mẻ, hữu ích phục vụ cho cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể trao đổi thông tin, học tập, chia sẻ và có những người bạn mới, thậm chí nhờ đó chúng ta có thể quảng bá những sản phẩm đem lại lợi ích kinh tế phục vụ nhu cầu cuộc sống cho bản thân và xã hội.
Hiện nay mạng xã hội ngày càng phát triển và mở rộng như twitter, skype, zalo… và phổ biến hơn cả là facebook. Bản thân tôi cũng dùng facebook và nhận thấy nó thực sự là trang thông tin bổ ích giúp tôi tra cứu những thông tin trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho mình và người thân. Tôi có thể trau dồi, củng cố kiến thức ngoại ngữ của mình bằng việc truy cập vào mạng. Khi gặp những áp lực trong cuộc sống, tôi có thể trực tiếp tâm sự và chia sẻ với người thân của mình…Nói chung, việc sử dụng mạng xã hội thực sự rất bổ ích cho mỗi chúng ta.
Tuy nhiên, để sử dụng MXH và làm chủ mạng xã hội của chúng ta như thế nào là vấn đề rất quan trọng. Vì bên cạnh những ảnh hưởng tích cực từ việc sử dụng nó thì có không ít những ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và nhân cách của chúng ta. Một bộ phận dùng MXH như là phương tiện để xúc phạm, bêu rếu những người khác; lợi dụng MXH để làm những việc phạm pháp…, rất nhiều mục đích xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người khác và xã hội.
Để phát huy những mặt tích cực và đẩy lùi những tiêu cực của việc sử dụng MXH, mỗi chúng ta cần phải ý thức một cách đúng đắn việc sử dụng MXH, biết làm chủ MXH, để MXH luôn luôn là người bạn đồng hành trong cuộc sống của chúng ta. Đồng thời, những người làm công tác văn hóa, giáo dục cần phải sớm quan tâm, uốn nắn những lệch lạc về tư tưởng, đạo đức, lối sống, ứng xử của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang dùng mạng xã hội hiện nay, nhằm tránh những hệ lụy đáng tiếc.
Hiện nay mạng xã hội ngày càng phát triển và mở rộng như twitter, skype, zalo… và phổ biến hơn cả là facebook. Bản thân tôi cũng dùng facebook và nhận thấy nó thực sự là trang thông tin bổ ích giúp tôi tra cứu những thông tin trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho mình và người thân. Tôi có thể trau dồi, củng cố kiến thức ngoại ngữ của mình bằng việc truy cập vào mạng. Khi gặp những áp lực trong cuộc sống, tôi có thể trực tiếp tâm sự và chia sẻ với người thân của mình…Nói chung, việc sử dụng mạng xã hội thực sự rất bổ ích cho mỗi chúng ta.
Tuy nhiên, để sử dụng MXH và làm chủ mạng xã hội của chúng ta như thế nào là vấn đề rất quan trọng. Vì bên cạnh những ảnh hưởng tích cực từ việc sử dụng nó thì có không ít những ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và nhân cách của chúng ta. Một bộ phận dùng MXH như là phương tiện để xúc phạm, bêu rếu những người khác; lợi dụng MXH để làm những việc phạm pháp…, rất nhiều mục đích xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho người khác và xã hội.
Để phát huy những mặt tích cực và đẩy lùi những tiêu cực của việc sử dụng MXH, mỗi chúng ta cần phải ý thức một cách đúng đắn việc sử dụng MXH, biết làm chủ MXH, để MXH luôn luôn là người bạn đồng hành trong cuộc sống của chúng ta. Đồng thời, những người làm công tác văn hóa, giáo dục cần phải sớm quan tâm, uốn nắn những lệch lạc về tư tưởng, đạo đức, lối sống, ứng xử của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang dùng mạng xã hội hiện nay, nhằm tránh những hệ lụy đáng tiếc.
thuhuongtvk- Tổng số bài gửi : 5
Join date : 13/03/2014
Re: VĂN HOÁ GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG NĂM THỰC HIỆN VĂN MINH ĐÔ THỊ
Trong quá trình phát triển của xã hội hiện đại, công cụ máy vi tính, mạng internet ngày càng thông dụng, được nhiều người sử dụng như một phương tiện tiếp cận thông tin, làm việc, kinh doanh, không thể thiếu trong đời sống. Thế nên, các trang mạng, báo điện tử cần thiết phải khuyến cáo, tuyên truyền, yêu cầu cư dân mạng ứng xử văn hóa, văn minh lịch sự trên các diễn đàn, để góp phần xây dựng một cộng đồng mạng lành mạnh, văn minh.
[You must be registered and logged in to see this image.]
[You must be registered and logged in to see this image.]
nhungph- Tổng số bài gửi : 16
Join date : 04/03/2014
Similar topics
» Tìm giải pháp để thực hiện có hiệu quả năm " trật tự, văn minh đô thị " trên địa bàn Thành phố Hà Nội
» Vai trò của mạng xã hội trong giáo dục văn hóa giao thông
» Cùng bàn luận về các tiện ích và văn hóa ứng xử trên các trang mạng xã hội
» Báo cáo Kết quả triển khai thực hiện Diễn đàn trên website
» ĐỂ ĐẨY MẠNH CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”?
» Vai trò của mạng xã hội trong giáo dục văn hóa giao thông
» Cùng bàn luận về các tiện ích và văn hóa ứng xử trên các trang mạng xã hội
» Báo cáo Kết quả triển khai thực hiện Diễn đàn trên website
» ĐỂ ĐẨY MẠNH CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết