THỊ TRƯỜNG DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN - PHÒNG QLKH & HTQT
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
THỊ TRƯỜNG DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN - PHÒNG QLKH & HTQT
THỊ TRƯỜNG DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI
TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
Với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, ngành du lịch đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngành du lịch phát triển cũng tạo điều kiện kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ khác, theo ước tính cứ 1 việc làm trong ngành du lịch sẽ tạo ra 2 việc làm cho các ngành dịch vụ khác.
Trong những năm gần đây ngành du lịch của Việt Nam cũng đã có những bước phát triển và đạt nhiều thành tựu đáng kể và có nhiều đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, khi các ngành kinh tế mũi nhọn gặp nhiều khó khăn và rơi vào tình trạng suy giảm thì du lịch vẫn là ngành kinh tế duy nhất duy trì tốc độ tăng trưởng, năm 2013 cả nước đón 7,57 triệu lượt khách quốc tế (tăng trưởng 10.6%) và 35 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ du lịch đạt 200 nghìn tỷ đồng chiếm hơn 6% GDP.
Bên cạnh vai trò là trung tâm chính trị - hành chính - văn hóa - kinh tế xã hội TP Hà Nội còn có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong ngành du lịch là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của Việt Nam đồng thời là Trung tâm du lịch của vùng Du lịch Bắc Bộ, TP Hà Nội có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.
TP Hà Nội có một bề dày lịch sử và nhiều giá trị văn hóa đa dạng; nhiều di tích, di sản lịch sử cấp quốc tế và quốc gia; nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước; tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú; nhiều loại hình du lịch hấp dẫn (du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch vui chơi giải trí, du lịch mua sắm, du lịch lễ hội, tâm linh, du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, làng cổ và du lịch MICE - Meeting Incentive Conference Event là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng); với hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở kỹ thuật đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch và đặc biệt là TP Hà Nội có cửa khẩu hàng không quốc tế hiện đại và lớn nhất nhì cả nước là cửa ngõ tiếp nhận và trung chuyển khách du lịch lớn nhất khu vực miền Bắc. Kể từ tháng 8/2008 sau khi mở rộng địa giới hành chính, TP Hà Nội càng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để phát triển ngành du lịch Thủ đô, tuy nhiên việc phát triển du lịch chưa hoàn toàn tương xứng với tiềm năng và lợi thế của TP trong những năm qua.
Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội ông Trương Minh Tiến đánh giá thì hệ thống tài nguyên du lịch Hà Nội chưa được quản lý, đầu tư và khai thác hợp lý, chất lượng du lịch nhìn chung chưa cao, phát triển manh mún tự phát, chưa được quy hoạch, chưa khai thác đúng tiềm năng thế mạnh. Còn thiếu điểm vui chơi giải trí cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch còn khiêm tốn (khách quốc tế đạt 100 USD/ngày, đêm; khách nội địa chưa đạt được 50 USD/người/ngày đêm – dẫn theo Vietnamnet)
Theo báo cáo của Hiệp hội Du lịch Hà Nội, năm 2014, có 3 triệu lượt khách quốc tế đến Hà Nội (tăng 16% so với cùng kỳ năm 2013) chiếm 38% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 48 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013 tuy nhiên theo đánh giá của nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì ngành du lịch Thủ đô vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả kinh doanh du lịch vẫn còn thấp và chưa khai thác hiệu quả tiềm năng cũng như thế mạnh hiện có.
Việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 nhằm tạo dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất giữa các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động chất lượng cao, có tay nghề... Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bên ngoài, đây cũng là tiền đề để hình thành cộng đồng kinh tế không biên giới vào năm 2030. Đây cũng là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với ngành du lịch Thủ đô trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Với góc độ nghiên cứu khoa học, Phòng QLKH & HTQT mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong diễn đàn về các nội dung dưới đây:
- Đánh giá những tác động tích cực cũng như tiêu cực của việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN đối ngành du lịch Thủ đô.
- Những thách thức và cơ hội của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn Thủ đô.
- Những giải pháp nhằm phát huy tiềm năng thị trường du lịch và những giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN đối với ngành du lịch Thủ đô.
Xin trân trọng cảm ơn sự tham gia đóng góp ý kiến của các thành viên diễn đàn./.
NCV Nguyễn Thu Hằng - Phòng QLKH & HTQT
hangnt- Tổng số bài gửi : 12
Join date : 10/03/2014
Re: THỊ TRƯỜNG DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN - PHÒNG QLKH & HTQT
Hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN mang lợi ích cho du lịch
Năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức ra đời với đặc trưng chung là thừa nhận lẫn nhau về văn bằng của người lao động, trong đó có nghề du lịch. Việt Nam hội nhập với Cộng đồng kinh tế ASEAN nên sẽ thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP). Đây được coi là lộ trình để phát triển và triển khai thực hiện nghề du lịch ở cấp quốc gia. Đồng thời sẽ là nền tảng để tăng cường chuyển dịch lao động trong ngành du lịch giữa các nước ASEAN. Việc triển khai Thỏa thuận này ở nước ta sẽ mang lại nhiều lợi ích. Nhưng nếu không tận dụng tốt cơ hội, không chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh thì du lịch Việt Nam sẽ không phát huy được hết thế mạnh và tiềm năng, lợi thế của mình.
Cần thiết nâng cao chất lượng nhân lực du lịch vì đây là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển của mọi ngành nghề, đặc biệt là ngành du lịch. Các nước ASEAN nói chung hay Việt Nam, việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo khung trình độ đã được thừa nhận là điều kiện tiên quyết để xây dựng ngành du lịch hội nhập quốc tế.
Nhân lực lao động nguồn du lịch càng ngày càng tăng cao nhưng chất lượng lao động có chuyên môn, năng lực còn kém nhất là năng lực ngoại ngữ khiến các đơn vị du lịch không khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài. Mặt khác, nếu không giỏi ngoại ngữ, nhân viên trong ngành du lịch cũng không hoàn thành tốt nhiệm vụ và phát triển nghề nghiệp chuyên môn, không thể quảng bá chuyên sâu về văn hóa Việt Nam, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế…
Khi Thỏa thuận về nghề du lịch ASEAN chính thức có hiệu lực, sẽ có nhiều lao động trong khối ASEAN đến Việt Nam làm việc. Nếu lao động trong nước không nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành thì họ sẽ thua ngay trên chính sân nhà, hậu quả là sẽ nhiều người mất việc làm. Mặt khác, các doanh nghiệp du lịch ASEAN sẽ nhiều cơ hội thu hút lao động có tay nghề của Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là nếu doanh nghiệp du lịch trong nước không đổi mới, không phát triển để giữ chân lao động có tay nghề, thì sẽ mất đi nguồn chất xám lao động có kỹ năng nghề trong nước; chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng sẽ bị suy giảm.
Năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức ra đời với đặc trưng chung là thừa nhận lẫn nhau về văn bằng của người lao động, trong đó có nghề du lịch. Việt Nam hội nhập với Cộng đồng kinh tế ASEAN nên sẽ thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP). Đây được coi là lộ trình để phát triển và triển khai thực hiện nghề du lịch ở cấp quốc gia. Đồng thời sẽ là nền tảng để tăng cường chuyển dịch lao động trong ngành du lịch giữa các nước ASEAN. Việc triển khai Thỏa thuận này ở nước ta sẽ mang lại nhiều lợi ích. Nhưng nếu không tận dụng tốt cơ hội, không chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh thì du lịch Việt Nam sẽ không phát huy được hết thế mạnh và tiềm năng, lợi thế của mình.
Cần thiết nâng cao chất lượng nhân lực du lịch vì đây là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển của mọi ngành nghề, đặc biệt là ngành du lịch. Các nước ASEAN nói chung hay Việt Nam, việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo khung trình độ đã được thừa nhận là điều kiện tiên quyết để xây dựng ngành du lịch hội nhập quốc tế.
Nhân lực lao động nguồn du lịch càng ngày càng tăng cao nhưng chất lượng lao động có chuyên môn, năng lực còn kém nhất là năng lực ngoại ngữ khiến các đơn vị du lịch không khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài. Mặt khác, nếu không giỏi ngoại ngữ, nhân viên trong ngành du lịch cũng không hoàn thành tốt nhiệm vụ và phát triển nghề nghiệp chuyên môn, không thể quảng bá chuyên sâu về văn hóa Việt Nam, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế…
Khi Thỏa thuận về nghề du lịch ASEAN chính thức có hiệu lực, sẽ có nhiều lao động trong khối ASEAN đến Việt Nam làm việc. Nếu lao động trong nước không nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành thì họ sẽ thua ngay trên chính sân nhà, hậu quả là sẽ nhiều người mất việc làm. Mặt khác, các doanh nghiệp du lịch ASEAN sẽ nhiều cơ hội thu hút lao động có tay nghề của Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là nếu doanh nghiệp du lịch trong nước không đổi mới, không phát triển để giữ chân lao động có tay nghề, thì sẽ mất đi nguồn chất xám lao động có kỹ năng nghề trong nước; chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng sẽ bị suy giảm.
thuhuongtvk- Tổng số bài gửi : 5
Join date : 13/03/2014
Re: THỊ TRƯỜNG DU LỊCH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN - PHÒNG QLKH & HTQT
Cuối năm 2015 Cộng đồng kinh tế ASEAN chính hình thành xẽ có tác dụng trực tiếp đến kinh tế xã hội của cả nước cũng như Thu đô Hà Nội trong đó có lĩnh vực du lịch. Ngành kinh tế du lịch cũng như một số ngành sản xuất khác đang đứng trước cơ hội cũng như thách thức mới. Những cam kết bảo hộ của chính phủ dần gỡ bỏ, toàn cầu hóa đã gõ cửa trên tất cả các lĩnh vực, cạnh tranh sòng phẳng. Du lịch Hà Nội với thực trạng hiện nay: Nhỏ, lẻ, sản phẩm du lịch chưa đặc sâc nổi bật, con người làm du lịch tính chuyên nghiệp chưa cao ...Vừa qua Chính phủ đã đồng ý cho phép Hà Nội được thành lập Sở Du lịch, khi sở du lịch ra đời đi vào hoạt động cần nhanh chóng đánh giá thực trang du lịch hiện nay đưa ra định hướng, giải pháp tổng thể phát triển du lịch Thu đô trước mắt cùng như lâu dài trên tất cả các mặt: liên kết các điểm thành tua mang đặc thù riêng của Thủ đô, nghiên cứu đưa ra sản phẩm đặc thù, đào tạo đội ngũ làm du lịch bài bản chuyên nghiệp...Có như vậy du lịch Thu đô mới đúng vững trên sân nhà và có cơ hội phát triển
doanbn- Tổng số bài gửi : 12
Join date : 03/03/2014
Similar topics
» THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HÀ NỘI
» Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh
» Nắp cống thoát nước- bạn đồng hành nguy hiểm khi tham gia giao thông ở nội đô Hà Nội
» ĐỂ ĐẨY MẠNH CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”?
» Tổng kết sơ bộ tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch 2015
» Xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh
» Nắp cống thoát nước- bạn đồng hành nguy hiểm khi tham gia giao thông ở nội đô Hà Nội
» ĐỂ ĐẨY MẠNH CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”?
» Tổng kết sơ bộ tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch 2015
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết