NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI TÁI THÀNH LẬP
+2
lienvan77
yenhn
6 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI TÁI THÀNH LẬP
Thủ đô Hà Nội là Trung tâm chính trị-hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Hà Nội là một trong 2 cửa ngõ của đất nước đón khách du lịch quốc tế, đồng thời cũng là Trung tâm du lịch của khu vực phía Bắc, cầu nối giữa du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế.
Trong giai đoạn 2010-2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế nói chung, ngành du lịch Hà Nội vẫn tiếp tục có những bước phát triển khá, đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách của Thủ đô. Lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng bình quân hằng năm trên 10% (năm 2014 đạt 15,4 triệu lượt khách nội địa, 3 triệu lượt khách quốc tế). Những năm gần đây, Thủ đô Hà Nội được các tổ chức có uy tín trên thế giới và khu vực đánh giá là điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu tại châu Á cũng như trên thế giới. Điển hình như TripAdvisor, trang web du lịch uy tín thế giới liên tục trong năm 2014 - 2015 qua ý kiến của hàng triệu người đi du lịch trên khắp thế giới đã bình chọn Hà Nội là một trong 10 điểm đến hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch của thành phố vẫn chưa tương xứng với sự phát triển, tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Nguyên nhân của tình trạng này là các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả chưa cao; kinh phí dành cho quảng bá còn ít và cơ chế tài chính còn chưa được ưu tiên; công tác quản lý du lịch còn thiếu và yếu; chưa có giải pháp hạn chế rủi ro và tổn thất du lịch để kịp thời ứng phó với thiên tai thảm họa, tình hình thị trường, biến động chính trị trong và ngoài nước…
Trước những đòi hỏi cấp bách về công tác quản lý du lịch trong bối cảnh mới và nhằm phát triển du lịch xứng tầm với Thủ đô ngàn năm văn hiến – Thủ đô anh hùng – Thành phố vì hoà bình, ngày 28-7-2015, UBND TP đã ban hành Quyết định số 18/QĐ-UBND về việc thành lập Sở Du lịch TP Hà Nội trực thuộc UBND TP trên cơ sở tách chức năng quản lý Nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hà Nội.
Việc đưa hoạt động Sở Du lịch TP Hà Nội chính thức hoạt động sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch và hoạt động xúc tiến đi theo chiều sâu, góp phần khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch của Thủ đô, đồng thời đưa ngành công nghiệp không khói này dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới. Tuy nhiên, thách thức đặt ra với ngành du lịch Hà Nội trong thời gian tới là không nhỏ. Để du lịch thủ đô phát triển xứng tầm với Thủ đô có lợi thế lớn về tài nguyên văn hoá vật thể và phi vật thể, Sở Du lịch Thành phố Hà Nội cần định hướng phát triển những loại hình sản phẩm du lịch nào mang tính bền vững, có sức sống và đi vào thực tế hiệu quả? Cần quy hoạch nguồn lực như thế nào? Cần xây dựng kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch ra sao? Cần có giải pháp tuyên truyền gì để nâng cao ý thức, kiến thức văn hoá, nếp sống văn minh để góp phần thu hút khách đến và quay trở lại; Cần có chính sách gì để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư kinh doanh, xây dựng hạ tầng du lịch?…
Phòng QLKH & HTQT rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cán bộ trong và ngoài Viện cho những vấn đề nêu trêu để góp phần phát triển ngành du lịch thủ đô trong thời kỳ mới.
yenhn- Tổng số bài gửi : 1
Join date : 04/03/2014
Re: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI TÁI THÀNH LẬP
Một số tiềm năng phát triển Du lịch Hà Nội trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
Với vị trí là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, Hà Nội liên tục được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện mang tầm cỡ Quốc gia và quốc tế. Các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức thành công đã mang đến cho Việt Nam – Hà Nội và ngành Du lịch cơ hội vàng để quảng bá hình ảnh Việt Nam - Hà Nội đến bạn bè khắp nơi trên Thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời nó còn tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của Du lịch Hà Nội nói riêng và Du lịch Việt Nam nói chung. Từ năm 2002 đến nay, Hà Nội rất nhiều lần được tạp chí “Travel and Leisure” – Tạp chí của Mỹ chuyên về lữ hành có uy tín trên Thế giới bình chọn là 1 trong 6 thành phố du lịch hấp dẫn nhất châu Á. Suốt từ năm 2009 đến nay, Tạp chí du lịch trực tuyến hàng đầu Châu Á “Smart Travel Asia” thông qua thăm dò hàng triệu du khách và báo giới đã luôn xếp Hà Nội trong TOP TEN các điểm đến du lịch tốt nhất ở Châu Á. Năm 2014 này, Tổ chức Tư vấn Du lịch hàng đầu Thế giới TRIP ADVISOR cũng xếp TP. Hà Nội đứng thứ 2 trong TOP 25 Châu Á và thứ 8 trong TOP 25 Thế giới những điêm đến du lịch hàng đầu…Điều này không chỉ là niềm vinh dự, tự hào cho Hà Nội, mà còn khẳng định vị thế, uy tín và những nỗ lực của Thành phố trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng.
Năm 2013, ngành di sản Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đã có nhiều thành tựu được quốc tế ghi nhận trong công tác bảo tồn, trùng tu cũng như phát huy giá trị di sản. Thành tựu được ghi nhận đầu tiên có thể kể đến đó chính là Giải thưởng Bảo tồn của Tổ chức Unesco khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đối với 2 dự án Bảo tồn của Hà Nội. Cụ thể 2 dự án bảo tồn gồm: dự án bảo tồn 5 ngôi nhà cổ Đường Lâm và dự án khôi phục hầm trú ẩn ở khách sạn Sofitel Legend Metropole (Hà Nội). Trong đó, dự án bảo tồn 5 ngôi nhà cổ Đường Lâm đoạt “Giải thưởng xuất sắc và dự án khôi phục hầm trú ẩn ở khách sạn Sofitel Legend Metropole” giành “Giải danh dự”. Hiện vùng du lịch hấp dẫn nhất của Việt Nam nằm ở 3 điểm đến: Hà Nội, TP.HCM, Đã Nẵng- Huế, Hội An. Theo các chuyên gia ESRT, yếu tố tạo nên sức hút của du lịch Việt Nam nằm ở sự phong phú của của văn hóa, da dạng của tài nguyên thiên nhiên, sở hữu nhiều bãi biển và hòn đảo hoang sơ, dịch vụ cao cấp đầy ấn tượng, hấp dẫn được du khách đặc biệt yêu thích.
Trong khoảng 10 năm nay, Du lịch Hà Nội có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế khá cao (thường ở mức 2 con số) và tương đối ổn định; đóng vai trò ngày càng quan trọng và góp phần tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô cũng như cho ngành Du lịch cả nước. Theo “Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015” của UBND Thành phố công bố trên trang web Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố, Ngành du lịch tiếp tục phát triển, lượng khách lưu trú 6 tháng đầu năm ước tăng 6,4%, trong đó, lượng khách quốc tế đã tăng cao trở lại: quý II tăng 30,6% (quý I giảm 14,3%) và tính chung 6 tháng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Từ khi mở rộng địa giới hành chính (01/8/2008), bản thân Hà Nội đã được tăng cường và đa dạng hoá rất đáng kể về tiềm năng du lịch, với mật độ đậm đặc các di tích, danh thắng càng khẳng định tiềm năng phát triển du lịch văn hóa - lịch sử. Đặc biệt, Hà Nội mở rộng với quỹ đất lớn gấp 3,6 lần cũng sẽ mở ra triển vọng cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch như khách sạn, sân gôn, khu vui chơi giải trí... Đây là điều kiện rất tốt để ngành Du lịch Thủ đô tiếp tục hội nhập và phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế trên du lịch Hà Nội hiện đang tồn tại không ít yếu kém về sản phẩm, thị trường là bước cản để du lịch có thể phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Đó là sản phẩm du lịch, vấn đề nghiên cứu thị trường phát triển thị trường còn hạn chế; quản lý điểm đến bất cập; thiếu sự cam kết thực sự đối với du lịch có trách nhiệm, số lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo không bắt kịp với tốc độ phát triển du lịch dẫn đến năng lực kinh doanh hạn chế; sản phẩm theo định hướng thị trường ở các điểm đến phụ còn thiếu tính đa dạng để có thể giữ khách lưu lại lâu hơn… Ngoài ra, dư luận đang rất quan tâm là nạn “chặt chém du khách”, tình trạng đeo bám, ép khách là vấn đề không mới, nhưng gần đây có xu hướng rộ lên ở một số trung tâm du lịch lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sầm Sơn (Thanh Hóa), Quảng Ninh... và tập trung nhiều ở những lĩnh vực mà ngành du lịch không trực tiếp quản lý, ví dụ như taxi, xích lô, nhà hàng, cá biệt xảy ra ở một số khách sạn. Việc này ảnh hưởng nhất định đến hình ảnh và khả năng cạnh tranh của ngành du lịch.
Hiện quy hoạch tài nguyên du lịch chưa thực hiện tốt, dẫn đến các công ty du lịch khai thác tối đa sản phẩm sẵn có khiến tài nguyên du lịch dễ bị xâm hại. Đó là chưa kể các địa phương phát triển sản phẩm na ná giống nhau, chưa tạo sự liên kết, gây lãng phí tài nguyên du lịch. Do đó phát triển du lịch bền vững trước tiên phải có quy hoạch hoàn chỉnh và gắn liền với bảo vệ môi trường và thu hút cộng đồng cùng tham gia làm du lịch. Du lịch có trách nhiệm cần sự tham gia và gắn kết rõ ràng của các bên như cơ quan quản lý du lịch Trung ương và địa phương, chính quyền địa phương, các nhà cung cấp, điều hành du lịch, cơ sở lưu trú và vận chuyển, cộng đồng và khách du lịch.
Về thị trường, đầu tư marketing còn hạn chế, với kinh phí khiêm tốn 30-40 tỷ đồng/năm du lịch Việt Nam khó có thể thực hiện xúc tiến, quảng bá hiệu quả; chưa có trang web du lịch quảng bá điểm đến, không có văn phòng du lịch nước ngoài...Trong khi đó, theo khuyến cáo du lịch Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt rất nhiều thách thức, phải cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia trong khu vực như: Malaisia, Thái Lan, Camphuchia trong việc xúc tiến các sản phẩm du lịch trọng tâm như du lịch bằng đường biển, văn hóa… Mặt khác, hiện các nước láng giềng đều có chiến dịch đầu tư marketing rất lớn nhằm gia tăng sức hấp dẫn các thị trường khách du lịch vì thế khả năng thu hút nguồn khách du lịch của Việt Nam càng khó khăn hơn. Ngày càng nhiều người mong muốn đi du lịch nước ngoài. Việt Nam sẽ mất thị trường nội địa cho những điểm du lịch lân cận khác trong khu vực, do các hãng hàng không giá rẻ đưa ra nhiều cơ hội cho người dân Việt Nam…
Trước khó khăn, theo các chuyên gia ESRT, ngành du lịch Việt Nam nói chung, Hà nội nói riêng phải có một chiến lược và mục tiêu phát triển rõ ràng đối với hoạt động marketing. Cụ thể, cần định vị Việt Nam như một điểm du lịch cần phải đến ở Đông Nam Á dựa trên sản phẩm và giá trị thương hiệu then chốt tại thị trường châu Á và một số thị trường phương Tây được lựa chọn. Truyền thông một cách có hiệu quả về tính đa dạng của sản phẩm du lịch được chào bán, các vùng du lịch chính, kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng chi tiêu tại chỗ, thu hút khách du lịch quay trở lại. Hợp tác quản lý hiệu quả khu vực kinh tế tư nhân, hướng tới các phân đoạn thị trường tốt cũng như những thị trường mới đạt hiệu quả về chi phí…nhưng đặc biệt hơn cả là phải tăng cường sự quản lý của nhà nước và sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
lienvan77- Tổng số bài gửi : 7
Join date : 04/03/2014
Re: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI TÁI THÀNH LẬP
Thủ đô Hà Nội có bề dày trầm tích văn hóa với hệ thống di sản vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng bậc nhất của cả nước. Thủ đô của chúng ta còn có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển, là một trong hai cửa ngõ của đất nước đón khách du lịch quốc tế, cầu nối giữa du lịch Việt Nam với quốc tế…
Trong những năm qua, do những tác động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, ngành du lịch Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, du lịch Hà Nội vẫn tăng trưởng đều, tiếp tục có những bước phát triển, đóng góp tích cực vào nguồn thu ngân sách của thành phố. Lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng bình quân hơn 10%/năm. Không chỉ được người dân trong nước dành tình cảm đặc biệt, Hà Nội còn được nhiều du khách quốc tế ưu ái và liên tục được các tổ chức du lịch có uy tín trên thế giới và khu vực đánh giá là điểm du lịch hấp dẫn. Riêng năm 2014, du lịch Hà Nội có 15,4 triệu khách nội địa, 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp hai lần số lượng khách năm 2010 và chiếm tỷ trọng khoảng 40% so với cả nước. Du lịch Hà Nội ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của một ngành kinh tế lớn, có tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng…
Tuy nhiên hầu hết khách du lịch nước ngoài được hỏi cho rằng không muốn quay trở lại Việt Nam và Hà nội trong những lần du lịch sau, bởi một phần chính là những vấn nạn chặt chém, đeo bám khách trên các tuyến đường, các khu du lịch. Ngoài ra cũng theo phản ánh của du khách, họ không biết chơi gì. Buổi tối chỉ đi lang thang ăn uống, bia hơi chán rồi về khách sạn ngủ. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý du khách, đặc biệt là đối với quyết định quay lại trong những lần sau của du khách.
Để xây dựng hình ảnh thủ đô Hà Nội-thành phố du lịch hấp dẫn, an toàn, thân thiện với du khách, ngành du lịch phải cố gắng hướng tới việc tạo ra dịch vụ du lịch hoàn chỉnh. Trước tiên là cố gắng định hình để các hoạt động của du lịch Thủ đô rõ nét hơn. Du lịch Hà Nội phấn đấu làm sao từ những con người đầu tiên tiếp xúc với khách du lịch đến cả chuỗi cung cấp dịch vụ đều phải chuyên nghiệp.
hungngh- Tổng số bài gửi : 5
Join date : 14/01/2015
Re: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI TÁI THÀNH LẬP
Việc tái thành lập Sở Du lịch là một quyết định đúng đắn, kịp thời của TP Hà Nội trong bối cảnh những hiệp định kinh tế song phương và đa phương đã, đang và sẽ có hiệu lực. Việc Việt Nam tham gia vào các hiệp định FTAs và Mega FTAs sẽ là cơ hội cho thành phố Hà Nội trong việc phát triển du lịch và tận dụng tiềm năng sẵn có của mảnh đất nghìn năm văn hiến với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng cũng như văn hóa ẩm thực tinh túy, độc đáo với nhiều món ăn đã trở thành đặc sản không chỉ ở cấp quốc gia mà còn mang đẳng cấp quốc tế. Tuy nhiên điều này đặt ra rất nhiều khó khăn cho Sở Du lịch nói riêng và TP nói chung.
Để khai thác hết tiềm năng du lịch thành phố Hà Nội cần tập trung giải quyết triệt để những vấn đề nổi cộm sau: đẩy lùi nạn chặt chém, lừa đảo khách du lịch, tệ nạn ăn xin, ăn cắp, cướp giật nhằm vào du khách; cải thiện văn hóa bán hàng; đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị du lịch; gắn việc khai thác với bảo tồn và phát triển bền vững môi trường, cảnh quan nhiên; nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên và những người trực tiếp tham gia vào công tác phát triển du lịch của thành phố; nâng cao nhận thức và ý thức của người dân về việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, thái độ và văn hóa ứng xử với khách du lịch...
Để khai thác hết tiềm năng du lịch thành phố Hà Nội cần tập trung giải quyết triệt để những vấn đề nổi cộm sau: đẩy lùi nạn chặt chém, lừa đảo khách du lịch, tệ nạn ăn xin, ăn cắp, cướp giật nhằm vào du khách; cải thiện văn hóa bán hàng; đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị du lịch; gắn việc khai thác với bảo tồn và phát triển bền vững môi trường, cảnh quan nhiên; nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên và những người trực tiếp tham gia vào công tác phát triển du lịch của thành phố; nâng cao nhận thức và ý thức của người dân về việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, thái độ và văn hóa ứng xử với khách du lịch...
hangnt- Tổng số bài gửi : 12
Join date : 10/03/2014
Re: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI TÁI THÀNH LẬP
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội
Hà Nội là địa bàn có số lượng di tích lịch sử nhiều nhất toàn quốc với hơn 5.000 di tích cùng nhiều lễ hội, hoạt động nghệ thuật biểu diễn truyền thống và sinh hoạt văn nghệ dân gian… Hà Nội cũng là một trung tâm về các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia bao gồm các lễ hội, các làng nghề, nghề thủ công truyền thống, các hình thức trình diễn dân gian...” Việc sở hữu một kho báu di sản văn hoá lớn và đặc sắc là tiềm năng, cơ hội rất lớn để phát triển du lịch. Đây có thể coi là một lợi thế cạnh tranh trong phát triển du lịch Hà Nội.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc khai thác, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống cho mục tiêu tăng trưởng du lịch Thủ đô đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.
Hiện nay, việc phát huy các giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thủ đô Hà Nội. Thực tế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, quan trọng nhất là vấn đề nhận thức từ những nhà quản lý, người kinh doanh dịch vụ du lịch, đến mỗi người dân Hà Nội. Chính vì nhận thức chưa đầy đủ về các mối quan hệ giữa bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển du lịch, nên hoạt động du kịch Hà Nội phát triển tự do, thiếu định hướng kết quả là du lịch Hà Nội phát triển thiếu bền vững không hiệu quả. Nhận thức của những người làm văn hóa về vai trò, vị trí của ngành du lịch trong việc góp phần khôi phục, bảo tồn và giới thiệu văn hoá truyền thống còn hạn chế. Mặt khác, các doanh nghiệp du lịch cũng chưa thực sự quan tâm tìm hiểu, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới dựa trên khai thác giá trị đích thực của các điểm đến văn hoá, mà chủ yếu vẫn là tận dụng một vài điểm đến đã có “thương hiệu”.
Trong giai đoạn tới, để phát triển du lịch của Hà Nội cần tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, cụ thể phải có sự hợp tác, gắn kết rộng rãi giữa các điểm đến văn hoá với các doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của những người làm văn hóa về vai trò, vị trí của ngành du lịch trong việc góp phần khôi phục, bảo tồn và giới thiệu văn hoá truyền thống. Mặt khác, các doanh nghiệp du lịch cũng cần nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch mang đậm tính văn hóa truyền thống để phát huy đặc trưng của từng vùng, miền.
Chính vì vậy, du lịch Hà Nội cần chủ động và tích cực trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách thuận lợi, nhằm khai thác thế mạnh văn hóa Thủ đô hướng tới phát triển du lịch bền vững. Đồng thời góp phần giúp văn hóa Thủ đô phát triển, đưa những giá trị văn hóa đặc sắc của Hà Nội nghìn năm văn hiến đến gần hơn với du khách, tạo nguồn thu để tái đầu tư cho văn hóa.
thuydt- Tổng số bài gửi : 2
Join date : 04/03/2014
Re: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI TÁI THÀNH LẬP
Hà Nội là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống mà hiếm có Thủ đô nào trên thế giới có được. Mặc dù là trung tâm phân phối khách du lịch của toàn miền Bắc, tuy nhiên, Hà Nội vẫn thiếu các sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh, hấp dẫn. Cùng với đó, Thủ đô cũng thiếu những khu du lịch, điểm du lịch tầm cỡ đủ để tạo ấn tượng cho du khách quốc tế. Vai trò của sản phẩm, dịch vụ du lịch là yếu tố quan trọng nâng cao tính cạnh tranh của điểm đến. Sản phẩm tốt sẽ kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của khách du lịch khi đến với Hà Nội.
Những bất cập trong môi trường du lịch như cách ứng xử của cộng đồng dân cư với du khách, vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cũng là những điểm yếu cần phải được chấn chỉnh. Các cơ quan chức năng cần phải ngăn chặn những hành vi tiêu cực như chặt chém, chèo kéo khách. Bởi đây là những hành vi ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh du lịch của Hà Nội.Cần đề xuất một số giải pháp đáng chú ý liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch ở hồ Hoàn Kiếm và hồ Tây. Trong đó, ngoài việc đầu tư nâng cấp những dịch vụ đã có, khu phố cổ - hồ Hoàn Kiếm có tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch mới như chuỗi cửa hàng cho khách du lịch. Các điểm này sẽ được chỉnh trang, khuyến khích kinh doanh sản phẩm mang tính truyền thống và phải được cấp biển hiệu đạt chuẩn.Về phía khu vực hồ Tây sẽ được tạo nên một “không gian văn hóa du lịch”, trong đó tập trung khai thác các sản phẩm du lịch trên mặt hồ như thuyền buồm du lịch, trình diễn các loại hình nghệ thuật trên mặt nước với ánh sáng laser, pháo sáng, pháo hoa… kết hợp tuyến du lịch tâm linh… Ngoài 2 điểm trung tâm này, thành phố cũng cần đầu tư phát triển tuyến du lịch ven sông Hồng, quy hoạch phát triển khu du lịch Ba Vì - Suối Hai trở thành khu du lịch quốc gia, khai thác phát triển quần thể “Không gian lễ hội Gióng”… Cùng với đó là tổ chức các sự kiện mang dấu ấn đậm nét của Thủ đô như Lễ hội áo dài, Liên hoan ẩm thực Hà Nội, Ngày hội Du lịch Hà Nội…
Để du lịch Thủ đô thực sự bứt phá, cần phải tạo được “kiềng ba chân” về du lịch trong đó thiếu đi một yếu tố nào cũng không thể được. Trong đó ngoài cảnh đẹp độc đáo, điểm tham quan ấn tượng; cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh thì cần xây dựng được văn hóa ứng xử trong cộng đồng du lịch. Hà Nội đang nỗ lực hết mình để xây dựng được môi trường văn hóa thuận lợi trong đó công tác tuyên truyền vẫn được coi là trọng tâm. Hà Nội nên có kế hoạch phát động phong trào về văn minh giao tiếp. Trong đó, phong trào này được thực hiện đúng với văn hóa của người Hà Nội, triển khai một cách rộng rãi với du khách tại mọi miền đất nước và quốc tế. Đây chính là điều kiện quan trọng để bất kỳ du khách nào khi đến Hà Nội cũng đều vui vẻ, hài lòng, thỏa mãn.
Những bất cập trong môi trường du lịch như cách ứng xử của cộng đồng dân cư với du khách, vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm cũng là những điểm yếu cần phải được chấn chỉnh. Các cơ quan chức năng cần phải ngăn chặn những hành vi tiêu cực như chặt chém, chèo kéo khách. Bởi đây là những hành vi ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh du lịch của Hà Nội.Cần đề xuất một số giải pháp đáng chú ý liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch ở hồ Hoàn Kiếm và hồ Tây. Trong đó, ngoài việc đầu tư nâng cấp những dịch vụ đã có, khu phố cổ - hồ Hoàn Kiếm có tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch mới như chuỗi cửa hàng cho khách du lịch. Các điểm này sẽ được chỉnh trang, khuyến khích kinh doanh sản phẩm mang tính truyền thống và phải được cấp biển hiệu đạt chuẩn.Về phía khu vực hồ Tây sẽ được tạo nên một “không gian văn hóa du lịch”, trong đó tập trung khai thác các sản phẩm du lịch trên mặt hồ như thuyền buồm du lịch, trình diễn các loại hình nghệ thuật trên mặt nước với ánh sáng laser, pháo sáng, pháo hoa… kết hợp tuyến du lịch tâm linh… Ngoài 2 điểm trung tâm này, thành phố cũng cần đầu tư phát triển tuyến du lịch ven sông Hồng, quy hoạch phát triển khu du lịch Ba Vì - Suối Hai trở thành khu du lịch quốc gia, khai thác phát triển quần thể “Không gian lễ hội Gióng”… Cùng với đó là tổ chức các sự kiện mang dấu ấn đậm nét của Thủ đô như Lễ hội áo dài, Liên hoan ẩm thực Hà Nội, Ngày hội Du lịch Hà Nội…
Để du lịch Thủ đô thực sự bứt phá, cần phải tạo được “kiềng ba chân” về du lịch trong đó thiếu đi một yếu tố nào cũng không thể được. Trong đó ngoài cảnh đẹp độc đáo, điểm tham quan ấn tượng; cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh thì cần xây dựng được văn hóa ứng xử trong cộng đồng du lịch. Hà Nội đang nỗ lực hết mình để xây dựng được môi trường văn hóa thuận lợi trong đó công tác tuyên truyền vẫn được coi là trọng tâm. Hà Nội nên có kế hoạch phát động phong trào về văn minh giao tiếp. Trong đó, phong trào này được thực hiện đúng với văn hóa của người Hà Nội, triển khai một cách rộng rãi với du khách tại mọi miền đất nước và quốc tế. Đây chính là điều kiện quan trọng để bất kỳ du khách nào khi đến Hà Nội cũng đều vui vẻ, hài lòng, thỏa mãn.
thuhuongtvk- Tổng số bài gửi : 5
Join date : 13/03/2014
Similar topics
» VĂN HOÁ GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG NĂM THỰC HIỆN VĂN MINH ĐÔ THỊ
» Tìm giải pháp để thực hiện có hiệu quả năm " trật tự, văn minh đô thị " trên địa bàn Thành phố Hà Nội
» KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KT-XH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015 CỦA TP HÀ NỘI.
» Báo cáo Kết quả triển khai thực hiện Diễn đàn trên website
» ĐỂ ĐẨY MẠNH CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”?
» Tìm giải pháp để thực hiện có hiệu quả năm " trật tự, văn minh đô thị " trên địa bàn Thành phố Hà Nội
» KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KT-XH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2015 CỦA TP HÀ NỘI.
» Báo cáo Kết quả triển khai thực hiện Diễn đàn trên website
» ĐỂ ĐẨY MẠNH CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết