Ùn tắc giao thông: Bài toán nan giải của đô thị.
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ùn tắc giao thông: Bài toán nan giải của đô thị.
Vấn đề 1: Vì sao lại ùn tắc giao thông?
Ùn tắc giao thông là hiện tượng số đông phương tiện giao thông tập trung tại một đoạn đường giao thông làm cho việc di chuyển của phương tiện hoặc rất chậm dưới mức bình thường hoặc không di chuyển được.
Có nhiều cách tiếp cận và lí giải hiện tượng ùn tắc giao thông. Dưới đây là một cách tiếp cận của tác giả để trao đổi với Diễn đàn!
Mỗi người trong chúng ta thường tham gia giao thông hàng ngày theo 3 tính chất của công việc và vào 3 thời điểm khác nhau: Buổi sáng - Đi làm( đến cơ quan); Buổi chiều - Đi về ( trở về nhà); Trong ngày - Đi giao dịch công việc. Do tính chất của công việc nên khi tham gia giao thông sẽ tạo ra các yêu cầu khác nhau về số lượng phương tiện tham gia giao thông. Chẳng hạn, buổi sáng đi làm nên có yêu cầu bảo đảm đúng giờ bắt buộc theo quy định hành chính nên người đi làm thường phải tập trung trong thời gian ngắn. Do đó số lượng phương tiện giao thông sẽ tăng cao trong " giờ cao điểm", có tính " ổn định", vì thế sinh ra các điểm ùn tắc ở các nút giao thông đồng mức hoặc ở các đoạn đượng nhỏ, hẹp. Sau giờ này số lượng phương tiện giảm rõ rệt và các điểm ùn tắc cũng sẽ tự động được giải tỏa.Buổi chiều đi về, số lượng phương tiện tham gia giao thông về cơ bản như buổi sáng. Tuy nhiên yêu cầu về đúng giờ không như yêu cầu đi làm đúng giờ nên thời gian các phương tiện tham gia giao thông có thể được kéo dài hơn, chủ phương tiện cũng có thể lựa chọn thuyến giao thông linh hoạt hơn. Do đó hiện tượng ùn tắc giao thông buổi chiều sẽ có xu hướng ít hơn buổi sáng. ( còn nữa)
Ùn tắc giao thông là hiện tượng số đông phương tiện giao thông tập trung tại một đoạn đường giao thông làm cho việc di chuyển của phương tiện hoặc rất chậm dưới mức bình thường hoặc không di chuyển được.
Có nhiều cách tiếp cận và lí giải hiện tượng ùn tắc giao thông. Dưới đây là một cách tiếp cận của tác giả để trao đổi với Diễn đàn!
Mỗi người trong chúng ta thường tham gia giao thông hàng ngày theo 3 tính chất của công việc và vào 3 thời điểm khác nhau: Buổi sáng - Đi làm( đến cơ quan); Buổi chiều - Đi về ( trở về nhà); Trong ngày - Đi giao dịch công việc. Do tính chất của công việc nên khi tham gia giao thông sẽ tạo ra các yêu cầu khác nhau về số lượng phương tiện tham gia giao thông. Chẳng hạn, buổi sáng đi làm nên có yêu cầu bảo đảm đúng giờ bắt buộc theo quy định hành chính nên người đi làm thường phải tập trung trong thời gian ngắn. Do đó số lượng phương tiện giao thông sẽ tăng cao trong " giờ cao điểm", có tính " ổn định", vì thế sinh ra các điểm ùn tắc ở các nút giao thông đồng mức hoặc ở các đoạn đượng nhỏ, hẹp. Sau giờ này số lượng phương tiện giảm rõ rệt và các điểm ùn tắc cũng sẽ tự động được giải tỏa.Buổi chiều đi về, số lượng phương tiện tham gia giao thông về cơ bản như buổi sáng. Tuy nhiên yêu cầu về đúng giờ không như yêu cầu đi làm đúng giờ nên thời gian các phương tiện tham gia giao thông có thể được kéo dài hơn, chủ phương tiện cũng có thể lựa chọn thuyến giao thông linh hoạt hơn. Do đó hiện tượng ùn tắc giao thông buổi chiều sẽ có xu hướng ít hơn buổi sáng. ( còn nữa)
duongnd- Tổng số bài gửi : 6
Join date : 03/03/2014
Re: Ùn tắc giao thông: Bài toán nan giải của đô thị.
tôi nghĩ vấn đề "giờ cao điểm" hay " giờ không cao điểm" chỉ mang tính trước mắt.
Theo tôi, cần làm tốt bài toán quy hoạch sao cho có giá trị lâu dài 100 năm mà vẫn không phải thay đổi lại. Quy hoạch phải mang tính toàn diện, đồng bộ: từ quy hoạch xây dựng, quy hoạch hệ thống giao thông, quy hoạch hệ thống đường điện, đường cáp, quy hoạch hệ thống công trình ngầm,...
Vấn đề quan trọng thứ hai đó là làm sao nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân hay văn hóa giao thông.
Giải quyết được các bài toán trên sẽ hết ùn tắc giao thông thôi.
Theo tôi, cần làm tốt bài toán quy hoạch sao cho có giá trị lâu dài 100 năm mà vẫn không phải thay đổi lại. Quy hoạch phải mang tính toàn diện, đồng bộ: từ quy hoạch xây dựng, quy hoạch hệ thống giao thông, quy hoạch hệ thống đường điện, đường cáp, quy hoạch hệ thống công trình ngầm,...
Vấn đề quan trọng thứ hai đó là làm sao nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân hay văn hóa giao thông.
Giải quyết được các bài toán trên sẽ hết ùn tắc giao thông thôi.
anhtt- Tổng số bài gửi : 6
Join date : 04/03/2014
Re: Ùn tắc giao thông: Bài toán nan giải của đô thị.
Qua quan sát những tuyến đường thường xuyên đi qua, tôi thấy lượng người tham gia giao thông ở KV trung tâm Hà Nội "giờ cao điểm buổi sáng" không đông bằng "giờ cao điểm buổi chiều", một trong những lý do là có sự chênh lệch giờ làm giữa 2 đối tượng là học sinh, sinh viên (giờ vào học từ 6h30 đến 7h15) và CB, VC, người lao động trong các cơ quan, DN (thường giờ làm từ 8h đến 8h30 ).
Cũng theo quan sát tôi thấy "giờ cao điểm buổi sáng" thường là ngắn từ 8h-9h nhưng "giờ cao điểm buổi chiều" thường dài hơn từ 16h30 -18h30 thậm chí có những điểm kéo dài đến 19h.
Ví dụ điển hình như một số nút giao:
+ Phan Đình Phùng - Hàng Cót (buối sáng ít khi ùn tắc nhưng buổi chiều thì thường xuyên bị tắc, đặc biệt vào khung giờ 16h30 đến 18h30.
+ Nguyễn Phong Sắc - Cầu Giấy - Trần Thái Tông: buổi sáng thường xuyên bị ùn tắc từ khoảng 8h đến 9h, buổi chiều thường ùn tắc từ khoảng 17h đến 18h30.
+ Kim Mã - Sơn Tây - Nguyễn Thái Học và Minh Khai - Nguyễn Khoái thường xuyên ùn tắc vào buổi chiều.
Trước đây Hà Nội đã thí điểm đổi giờ tan học của học sinh nhằm giảm lượng người tham gia giao thông vào giờ cao điểm buổi chiều nhưng không khả thi.
Với bài toán giảm ùn tắc giao thông của Hà Nội ngoài các biện pháp lớn có tính lâu dài như: giãn dân một số khu vực đặc biệt là nội đô; di chuyển một số trường học, cơ quan; điều chỉnh giờ làm việc của một số đối tượng lớn tham gia giao thông (học sinh, sinh viên, CBVC các cơ quan, DN..); tăng các biện pháp xử phạt hành chính để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông; làm cầu vượt qua các nút giao; tăng thêm các phương tiện giao thông công cộng... Bên cạnh đó, còn một số biện pháp khác có tính ngắn hạn nhưng phù hợp với hạ tầng giao thông của Hà nội như: điều chỉnh làn xe tại các điểm nút thường xuyên ùn tắc (không cho xe rẽ trái ngay tại nút giao); di chuyển điểm dừng đón, trả khách của xe buýt ở gần những nút giao (ví dụ như nút giao Kim mã-Sơn Tây-Nguyễn Thái Học); phân làn xe máy, ô tô; tăng cường lực lượng CSGT tại các điểm "nóng"...
Cũng theo quan sát tôi thấy "giờ cao điểm buổi sáng" thường là ngắn từ 8h-9h nhưng "giờ cao điểm buổi chiều" thường dài hơn từ 16h30 -18h30 thậm chí có những điểm kéo dài đến 19h.
Ví dụ điển hình như một số nút giao:
+ Phan Đình Phùng - Hàng Cót (buối sáng ít khi ùn tắc nhưng buổi chiều thì thường xuyên bị tắc, đặc biệt vào khung giờ 16h30 đến 18h30.
+ Nguyễn Phong Sắc - Cầu Giấy - Trần Thái Tông: buổi sáng thường xuyên bị ùn tắc từ khoảng 8h đến 9h, buổi chiều thường ùn tắc từ khoảng 17h đến 18h30.
+ Kim Mã - Sơn Tây - Nguyễn Thái Học và Minh Khai - Nguyễn Khoái thường xuyên ùn tắc vào buổi chiều.
Trước đây Hà Nội đã thí điểm đổi giờ tan học của học sinh nhằm giảm lượng người tham gia giao thông vào giờ cao điểm buổi chiều nhưng không khả thi.
Với bài toán giảm ùn tắc giao thông của Hà Nội ngoài các biện pháp lớn có tính lâu dài như: giãn dân một số khu vực đặc biệt là nội đô; di chuyển một số trường học, cơ quan; điều chỉnh giờ làm việc của một số đối tượng lớn tham gia giao thông (học sinh, sinh viên, CBVC các cơ quan, DN..); tăng các biện pháp xử phạt hành chính để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông; làm cầu vượt qua các nút giao; tăng thêm các phương tiện giao thông công cộng... Bên cạnh đó, còn một số biện pháp khác có tính ngắn hạn nhưng phù hợp với hạ tầng giao thông của Hà nội như: điều chỉnh làn xe tại các điểm nút thường xuyên ùn tắc (không cho xe rẽ trái ngay tại nút giao); di chuyển điểm dừng đón, trả khách của xe buýt ở gần những nút giao (ví dụ như nút giao Kim mã-Sơn Tây-Nguyễn Thái Học); phân làn xe máy, ô tô; tăng cường lực lượng CSGT tại các điểm "nóng"...
dungtt- Tổng số bài gửi : 4
Join date : 04/03/2014
Similar topics
» Nỗi lo mất an toàn giao thông từ xe đạp điện
» Vai trò của mạng xã hội trong giáo dục văn hóa giao thông
» TÌM LỜI GIẢI BÀI TOÁN CÂY XANH ĐÔ THỊ NỘI ĐÔ HÀ NỘI
» Nắp cống thoát nước- bạn đồng hành nguy hiểm khi tham gia giao thông ở nội đô Hà Nội
» “Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
» Vai trò của mạng xã hội trong giáo dục văn hóa giao thông
» TÌM LỜI GIẢI BÀI TOÁN CÂY XANH ĐÔ THỊ NỘI ĐÔ HÀ NỘI
» Nắp cống thoát nước- bạn đồng hành nguy hiểm khi tham gia giao thông ở nội đô Hà Nội
» “Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết