“Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
+4
kenh24h
huyendt
klinhdt
tiepnn
8 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
“Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
Thủ đô Hà Nội hiện nay với số dân hơn 7 triệu người, hơn 4,4 triệu xe máy và 446 nghìn xe ô tô, thường xuyên xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế – xã hội của Thành phố trong nhiều năm. Giai đoạn 2008 – 2013, số điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông (UTGT) đã giảm được gần 50%, từ 124 điểm xuống còn 57 điểm. Để làm được điều này, trong 5 năm qua Thành phố đã triển khai nhiều biện pháp mang tính đồng bộ, cũng như một số giải pháp mang tính đột phá như: phân làn, phân luồng giao thông; điều chỉnh giờ làm việc, học tập và kinh doanh của người dân trên địa bàn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cho người tham gia giao thông...
Ngoài việc áp dụng các nhóm giải pháp trên, với tính chất phức tạp của giao thông Hà Nội hiện nay, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp cụ thể, hiệu quả, khả thi hơn nữa nhằm giải quyết triệt để tình trạng này mới hi vọng đạt được những mục tiêu giảm ùn tắc giao thông của Thành phố đặt ra trong thời gian tới.
Vì vậy, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội lập diễn đàn này với mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp nhằm đánh giá đúng thực trạng ùn tắc giao thông hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội; đánh giá tính khả thi, hiệu của các giải pháp đã được thực hiện; đề xuất bổ sung những giải pháp mới đối với việc giảm ùn tắc giao thông Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Các thành viên tham gia diễn đàn có thể đưa ra ý kiến của mình liên quan đến các nội dung:
+ Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm ùn tắc giao thông mà Thành phố đã và đang thực hiện;
+ Các phát hiện của bạn đọc về các điểm “đen” về UTGT mới xảy ra;
+ Đề xuất các ý tưởng nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực nội thành Hà Nội;
+ Các ý kiến khác liên quan đến chủ đề về giảm ùn tắc giao thông Thành phố Hà Nội.
Diễn đàn rất mong nhận được ý kiến của các bạn đọc để cùng chung tay góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
[You must be registered and logged in to see this image.]
tiepnn- Tổng số bài gửi : 8
Join date : 03/03/2014
Re: “Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
Tôi xin đóng góp ý kiến vào mục đề xuất ý tưởng nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực nội thành Hà Nội:
- Quy hoạch một số cặp tuyến đường trở thành đường một chiều trong giờ cao điểm.(VD từ 7h30-8h30 Đê La Thành thành đường 1 chiều từ phía Xã Đàn ra Kim Mã, cùng giờ đó, tuyến Huỳnh Thúc Kháng, Thái Hà, Chùa Bộc trở thành 1 chiều từ HTK ra Chùa Bộc)
Nguyễn Thị Khánh Linh, phòng NCPT Đô thị
- Quy hoạch một số cặp tuyến đường trở thành đường một chiều trong giờ cao điểm.(VD từ 7h30-8h30 Đê La Thành thành đường 1 chiều từ phía Xã Đàn ra Kim Mã, cùng giờ đó, tuyến Huỳnh Thúc Kháng, Thái Hà, Chùa Bộc trở thành 1 chiều từ HTK ra Chùa Bộc)
Nguyễn Thị Khánh Linh, phòng NCPT Đô thị
klinhdt- Tổng số bài gửi : 2
Join date : 11/03/2014
Re: “Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
Nghị quyết số 17 của HĐND TP Hà Nội về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu UTGT trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2012 - 2015:
[You must be registered and logged in to see this link.]
[You must be registered and logged in to see this link.]
tiepnn- Tổng số bài gửi : 8
Join date : 03/03/2014
Re: “Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
tôi xin đóng góp ý kiến nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông:
Có những tuyến đường 2 chiều nhưng vào từng giờ cao điểm chỉ 1 chiều đường có lưu lượng xe tham gia giao thông đông, chiều còn lại rất vắng, có thể sử dụng phân cách mềm bằng đèn tín hiệu, vào giờ cao điểm có thể tăng thêm 1 làn cho bên làn đường có lượng xe cao.
Điều quan trọng nhất là ý thức người dân, điều này phải được rèn luyện từ nhỏ, trong trường và tại gia đình, vấn đề này cần thời gian. Mỗi người nên tự có ý thức để làm gương cho chính con cái mình. Thành phố cần xử phạt nặng và nghiêm hơn nữa với các trường hợp vi phạm giao thông
Có những tuyến đường 2 chiều nhưng vào từng giờ cao điểm chỉ 1 chiều đường có lưu lượng xe tham gia giao thông đông, chiều còn lại rất vắng, có thể sử dụng phân cách mềm bằng đèn tín hiệu, vào giờ cao điểm có thể tăng thêm 1 làn cho bên làn đường có lượng xe cao.
Điều quan trọng nhất là ý thức người dân, điều này phải được rèn luyện từ nhỏ, trong trường và tại gia đình, vấn đề này cần thời gian. Mỗi người nên tự có ý thức để làm gương cho chính con cái mình. Thành phố cần xử phạt nặng và nghiêm hơn nữa với các trường hợp vi phạm giao thông
huyendt- Tổng số bài gửi : 6
Join date : 10/03/2014
lanhh- Tổng số bài gửi : 1
Join date : 04/03/2014
Re: “Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
Rất cảm ơn tác giả đưa ra nội dung "Hiến kế" này về chống ùn tắc giao thông ơ nội thành Hà Nội. Đó vẫn là bức xúc, mặc dù trong giai đoạn 2008-2013 Thành phố đã rất quan tâm chỉ đạo quyết liệt bằng nhiều biện pháp, đạt được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, chưa thật sự bền vững, nay lại tái diễn ở một số điểm cũ và xuất hiện một số điểm mới như: Ngã tư đường Lê Văn Lương và đường Khuất Duy Tiến; Khu vực Cầu mới đi từ phía Hà Đông ra Trung tâm TP qua cầu vượt Ngã Tư Sở và lối rẽ phải vào đường hai bờ sông Tô Lịch, rẽ phải vào đường Trường Chinh hàng ngày diễn ra rất lộn xộn; Ngã tư đường Phạm Hùng và đường Tôn Thất Thuyết...
Do chưa có điều kiện bao quát hết toàn thể giao thông nội đô. Bài viết nho nhỏ này xin nêu một ví dụ một điểm mà hàng ngày thường gặp và chứng kiến: Đó là điểm lộn xộn tại khu vực Cầu Mới chuẩn bị lên cầu Ngã Tư Sở (Từ phía Hà Đông đi ra Trung tâm TP như nêu ở trên).
Thực tế ở điểm ùn tắc này do lượng phương tiện qua lại quá đông, nhất là giờ cao điểm. Nhưng tiếc là chưa có nghiên cứu kỹ lưỡng để có phương án chỉ dẫn và phân làn thích hợp. Đơn cử, mắt thường cũng nhìn thấy: Ít nhất cũng có tới 6 hướng rẽ cùng một lúc (3 hướng rẽ lên cầu-từ phía Hà Đông ra và từ hai bờ sông Tô Lịch lên cầu; 3 làn rẽ phải-từ phióa Hà Đông ra, rẽ sang đường Trường Chinh và rẽ vào đường hai bờ sông Tô Lịch; chưa kể đến lối đi, lối rẽ cho lượng người đi bộ.
Xin đề xuất giải pháp nhỏ cho điểm này :
- Tổ chức nghiên cứu thực địa ngay (khoảng 1 tuần);
- Theo số liệu và tình hình thực tế để nghiên cứu tìm giải pháp tức thì và lâu dài;
- Theo tôi : Cần có dải phân cách cứng hoặc mềm đoạn chuẩn bị lên câu; Cần có vạch sơn phân rõ làn đường (đi thẳng để lên cầu, làn rẽ phải theo từng đường: Đ. Trường Chinh, Đ. hai bờ sông, hoặc Đường hai bờ sông Tô Lịch chỉ đi một chiều)
- Kèm theo đó có thể nghiên cứu lắp đặt Hệ thống đèn tín hiệu và có cảnh sát hướng dẫn tại điểm này...
Vì nghiên cứu hạn hẹp và không có chuyên môn, nên tạm góp ý kiến nho nhỏ nhân có Diễn đàn này. Xin trân trọng cám ơn Quý vị cho phép bày tỏ ý kiến một cách cởi mở, công khai rất thiết thực !
Do chưa có điều kiện bao quát hết toàn thể giao thông nội đô. Bài viết nho nhỏ này xin nêu một ví dụ một điểm mà hàng ngày thường gặp và chứng kiến: Đó là điểm lộn xộn tại khu vực Cầu Mới chuẩn bị lên cầu Ngã Tư Sở (Từ phía Hà Đông đi ra Trung tâm TP như nêu ở trên).
Thực tế ở điểm ùn tắc này do lượng phương tiện qua lại quá đông, nhất là giờ cao điểm. Nhưng tiếc là chưa có nghiên cứu kỹ lưỡng để có phương án chỉ dẫn và phân làn thích hợp. Đơn cử, mắt thường cũng nhìn thấy: Ít nhất cũng có tới 6 hướng rẽ cùng một lúc (3 hướng rẽ lên cầu-từ phía Hà Đông ra và từ hai bờ sông Tô Lịch lên cầu; 3 làn rẽ phải-từ phióa Hà Đông ra, rẽ sang đường Trường Chinh và rẽ vào đường hai bờ sông Tô Lịch; chưa kể đến lối đi, lối rẽ cho lượng người đi bộ.
Xin đề xuất giải pháp nhỏ cho điểm này :
- Tổ chức nghiên cứu thực địa ngay (khoảng 1 tuần);
- Theo số liệu và tình hình thực tế để nghiên cứu tìm giải pháp tức thì và lâu dài;
- Theo tôi : Cần có dải phân cách cứng hoặc mềm đoạn chuẩn bị lên câu; Cần có vạch sơn phân rõ làn đường (đi thẳng để lên cầu, làn rẽ phải theo từng đường: Đ. Trường Chinh, Đ. hai bờ sông, hoặc Đường hai bờ sông Tô Lịch chỉ đi một chiều)
- Kèm theo đó có thể nghiên cứu lắp đặt Hệ thống đèn tín hiệu và có cảnh sát hướng dẫn tại điểm này...
Vì nghiên cứu hạn hẹp và không có chuyên môn, nên tạm góp ý kiến nho nhỏ nhân có Diễn đàn này. Xin trân trọng cám ơn Quý vị cho phép bày tỏ ý kiến một cách cởi mở, công khai rất thiết thực !
tienpx- Tổng số bài gửi : 12
Join date : 03/03/2014
Re: “Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
Phòng Đô thị và Mr Tiệp suy nghĩ gì về "Kế" - Tổ chức nghiên cứu thực địa ngay (khoảng 1 tuần) của Tienpx???
duongnd- Tổng số bài gửi : 6
Join date : 03/03/2014
Re: “Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện về việc tiến hành khảo sát diễn biến tình hình giao thông tại khu vực Ngã Tư Sở trong tuần từ 17-21/3/2014, Phòng NCPT Đô thị đã lên kế hoạch và tổ chức khảo sát như sau:
1. Tổ chức khảo sát
Thành lập 02 nhóm khảo sát.
- Nhóm số 1 phụ trách chiều lưu thông Nguyễn Trãi – Tây Sơn trong khung giờ cao điểm sáng (7h30 – 8h30);
- Nhóm số 2 phụ trách chiều lưu thông Tây Sơn – Nguyễn Trãi trong khung giờ cao điểm chiều (16h30 – 18h30).
Sau mỗi ngày khảo sát, 2 nhóm tiến hành đổi ca làm việc với nhau nhằm so sánh, đối chứng kết quả thu thập được của mỗi nhóm.
2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát các dòng phương tiện lưu thông theo 2 chiều Nguyễn Trãi – Tây Sơn & ngược lại. Trong đó tập trung vào phạm vi từ trước cửa khu TTTM Royal City đến Cầu vượt Ngã Tư Sở, đoạn giao cắt với đường Khương Đình mới, phố Khương Trung và hướng rẽ đường Trường Chinh.
- Đánh giá tình hình mật độ phương tiện và các đối tượng chủ yếu tham gia GT vào các khung giờ cao điểm.
- Đánh giá về các hệ thống biển báo, chỉ dẫn và hoạt động điều tiết GT tại nút này.
- Nhận định về các hướng di chuyển của các luồng phương tiện và tìm hiểu những nguyên nhân gây ra ùn tắc vào giờ cao điểm.
3. Kết quả khảo sát
Nhận định ban đầu của nhóm khảo sát về đặc điểm di chuyển của các luồng phương tiện này vào các ngày trong tuần như sau:
- Vào khung giờ cao điểm sáng, hướng di chuyển Nguyễn Trãi – Tây Sơn có mật độ cao hơn và xuất hiện sự ùn tắc tại các điểm giao cắt. Nguyên nhân chủ yếu do đối tượng tham gia giao thông vào khung giờ này chủ yếu là các đối tượng cán bộ CNVC, người lao động sinh sống tại các khu vực từ Thanh Xuân trở về phía Hà Đông làm việc tại các cơ quan, công sở trong khu vực nội thành Hà Nội cũ. Trong khi đó, hướng di chuyển Tây Sơn – Nguyễn Trãi tuy mật độ cao hơn các khung giờ khác trong ngày nhưng các phương tiện vẫn lưu thông bình thường, không xảy ra hiện tượng ùn tắc.
- Vào khung giờ cao điểm chiều, sự đông đúc và ùn tắc lại xuất hiện ngược lại so với khung giờ cao điểm sáng. Mật độ và lưu lượng phương tiện theo hướng di chuyển Tây Sơn – Nguyễn Trãi trở nên dày đặc do các đối tượng làm việc, học tập trong khu vực nội thành cũ trở về nhà theo hướng di chuyển này.
Diễn biến cụ thể của các luồng phương tiện qua ghi nhận của nhóm khảo sát vào 2 khung giờ cao điểm sáng và chiều như sau:
* Khung giờ cao điểm sáng (7h30 – 8h30)
- Hướng Tây Sơn – Nguyễn Trãi: giao thông diễn ra bình thường, không có hiện tượng ùn tắc (như đã phân tích ở trên).
- Hướng Nguyễn Trãi - Tây Sơn:
+ Mật độ các phương tiện tham gia giao thông bắt đầu tăng vọt kể từ lúc 7h40’-7h45’.
+ Khu vực đông đúc kéo dài từ khu vực đèn giao thông chân cầu vượt Ngã Tư Sở tới trước cửa Trung tâm TM Royal City (khoảng 100m).
+ Các loại phương tiện chủ yếu là: xe mô tô (chiếm 70% số lượng các loại phương tiện lưu thông; xe ô tô con (chiếm 20%); xe buýt và các loại xe khách đưa đón CBCNV khác (10%).
- Diễn biến:
+ Tại khu vực dừng đỗ đèn xanh, đèn đỏ (thời lượng đèn đỏ: 26 giây; đèn xanh: 54 giây). Sau một nhịp dừng đèn đỏ, số lượng phương tiện đông nhất mà nhóm khảo sát ghi nhận được là khoảng gần 600 xe mô tô và gần 40 ô tô các loại được chia thành 2 vị trí. Vị trí dừng đỗ dưới chân cầu vượt trên đường Nguyễn Trãi có khoảng 4-6 làn xe ô tô, 10 – 15 làn xe mô tô, vị trí dừng đỗ ở đường Khương Trung có khoảng 9 làn xe mô tô dừng đỗ.
+ Sau mỗi nhịp đèn xanh, lượng xe được giải phóng khỏi điểm dừng chờ đèn đò chiếm ½ tổng số phương tiện dừng đỗ ban đầu. Đối với những phương tiện dừng đỗ ở những hàng đầu sau một nhịp đèn xanh có thể thoát được, còn đối với những phương tiện dừng ở các vị trí phía sau thì qua 2 nhịp đèn xanh mới thoát khỏi được khu vực dừng đỗ.
+ Do đoạn đường này không có vạch phân làn, cùng với ý thức chấp hành luật lệ giao thông còn yếu của các chủ phương tiện nên trong khung giờ cao điểm tình trạng đi sai làn, đi lên vỉa hè diễn ra khá phổ biến.
+ Luồng di chuyển theo hướng Nguyễn Trãi – Tây Sơn là hướng chính nên nhiều người tham gia giao thông xuất hiện tình trạng “đi cố” sau khi đèn đỏ đã được bật sáng. Khi hết nhịp đèn xanh, đèn đỏ bật sáng được khoảng gần 10 giây lượng phương tiện trên làn đường Nguyễn Trãi vẫn tiếp tục di chuyển giao cắt với các phương tiện đi ra từ phía Khương Trung tạo nên sự ùn nhẹ ngay tại nút đèn giao thông.
+ Đến 8h15: lượng phương tiện tham gia giao thông nhanh chóng giảm còn một nửa.
+ Đến 8h20: lượng phương tiện tham gia giao thông giảm còn 1/3.
+ 8h30: mật độ phương tiện tham gia trên tuyến này trở lại bình thường.
* Khung giờ cao điểm chiều (16h30 – 18h30)
- Hướng Nguyễn Trãi - Tây Sơn: mật độ phương tiện đông đúc, di chuyển chậm nhưng không xảy ra ùn tắc (như đã phân tích ở trên).
- Hướng Tây Sơn - Nguyễn Trãi:
+ Mật độ các phương tiện tham gia giao thông bắt đầu tăng kể từ lúc 17h10’-17h15’ và cao điểm nhất vào lúc 17h45’ – 18h20’.
+ Khu vực đông đúc kéo dài từ trước cửa khu vực trước cửa Chợ Ngã Tư Sở đến điểm quay đầu xe gần cầu vượt dành cho người đi bộ (khoảng 200m).
+ Vào thời điểm này, ngoài nhóm đối tượng người đi làm tan sở còn xuất hiện thêm nhóm đối tượng học sinh, sinh viên tan học tham gia giao thông dẫn đến sự gia tăng đột biến về mật độ các phương tiện trong cùng thời điểm.
+ Hướng di chuyển này không có điểm dừng chờ đèn tín hiệu xanh đỏ.
- Diễn biến:
+ Tại làn đường đường giành cho ô tô và xe mô tô xuất hiện tình trạng “ùn ứ”, mật độ phương tiện tham gia giao thông dày đặc vào khung giờ cao điểm. Làn đường giành riêng cho xe buýt và xe đạp di chuyển bình thường. Vì vậy xuất hiện tình trạng nhiều phương tiện xe mô tô và ô tô đi lấn vào làn của các loại phương tiện này gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và dừng chờ xe buýt.
+ Theo quan sát vào khung giờ cao điểm nhất (khoảng 18h00’), số lượng phương tiện tham gia giao thông khoảng 30 ô tô (đi thành 3 làn đường), 500 xe mô tô gặp ùn tắc và di chuyển chậm qua đoạn này. Thời gian để một chiếc ô tô thoát khỏi điểm ùn là 3 phút 30 giây.
+ Sự ùn ứ ở khu vực này chủ yếu do một lượng lớn các phương tiện từ trên cầu vượt Ngã Tư Sở xuống và một số phương tiện rẽ phải từ đường Láng ra lưu thông qua đoạn quay đầu xe gặp sự xung đột nhỏ do các phương tiện quay đầu về phía Ngã Tư Sở hoặc phía Hà Đông làm cho dòng phương tiện di chuyển chậm lại.
+ Từ 18h30’ trở ra lượng phương tiện tham gia giao thông bắt đầu giảm, tình trạng ùn tắc cũng giảm.
4. Kiến nghị
* Hướng Nguyễn Trãi - Tây Sơn (có điểm dừng chờ đèn xanh đó):
- Thực hiện kẻ vạch, phân làn rõ đối với các làn phương tiện đi thẳng lên cầu vượt, rẽ phải vào phố Khương Đình mới, Khương Trung và Trường Chinh;
- Thay đổi chu kỳ đèn tín hiệu theo hướng đèn cho các phương tiện đi thẳng lên cầu vượt tách biệt với đèn cho các phương tiện rẽ phải vào Trường Chinh.
- Bố trí thêm lực lượng điều tiết giao thông tại đoạn giao cắt này trong khung giờ cao điểm sáng.
* Hướng Tây Sơn - Nguyễn Trãi (qua TTTM Royal City):
- Trong khung giờ cao điểm chiều, tổ chức cho xe mô tô và ô tô đi vào làn đường giành cho xe đạp và xe buýt.
- Chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh buôn bán trước cửa chợ Ngã Tư Sở, khu vực gần TTTM Royal City và hoạt động đón trả khách của taxi./.
--- Nhóm khảo sát phòng NCPT Đô thị ---
tiepnn- Tổng số bài gửi : 8
Join date : 03/03/2014
sửa bai viết
Cám ơn Nhóm Nghiên cứu đã kịp thời khảo sát khu vực cầu vượt Ngã Tư Sở. Mong Nhóm cố gắng thêm 1-2 đợt như thế nữa để tìm ra quy luật chính xác, đầy đủ hơn. Từ đó nghiên cứu kỹ hơn, chi tiết hơn để kiến nghị với Thành phố những giải pháp hiệu quả nhất.
Nhân đây, xin mạ muội nêu suy nghĩ về giải quyết vấn đề giao thông ở Hà Nội, nhất là khu vực Nội đô:
1/ Về trước mắt : Nhân dân hoan nghênh và trân trọng ghi nhận, Thành phố, kể cả Bộ GTVT và Chính phủ rất quan tâm và đã có nhiều giải pháp (như làm cầu vượt siêu nhẹ, đổi giờ học, giờ làm, phân làn, phân luồng phương tiện, giảm xe máy, khuyến khích xe đạp, ...), nên bước đầu đã tạo ra sự cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những cố gắng ấy thường chỉ được thời gian ngắn, chưa có độ vững chắc lâu dài, mà chí ít cũng được cho khoảng chục năm. Thực ra, nhìn vào các giải pháp ấy nhận thấy, hầu hết vẫn là giải pháp tình thế, trước mắt, bộ phận, chưa đạt tầm tổng thể lâu dài cho mạng lưới và nhu cầu về cơ cấu, mật độ, dung lượng đi lại của một Thủ đô (cơ bản hoàn thành CNH, HĐH và dự báo dân số tới năm 2020 khoảng trên trăm triệu người). Vậy cần thiết phải nghĩ tới và quyết tâm xây dựng kế hoạch dài hơi, phấn đấu tích góp từng bước và khai thác các nguồn cho chiến lược lớn hơn, quy mô hơn, giải quyết triệt để hơn, vững chắc hơn. Vấn đề này không chỉ Thành phố suy nghĩ, chuẩn bị, mà là tầm nhìn và việc cần làm của Đất nước; nhưng dù sao, Thành phố vẫn cần chủ động đề xuất có cơ sở khoa học, thực tiễn phục vụ hiện tại và tương lai một cách hài hoà, ăn khớp, hiệu quả.
2/ Về chiến lược lâu dài :
Được biết có nghiên cứu, khảo sát sâu, tổng thể của tổ chức nước ngoài và dự báo về giao thông Hà Nội khoảng chục năm tới (Nếu Hà Nội và Việt Nam nghiên cứu thấy mức độ chính xác và khả thi cao cho khoảng chục, vài chục năm tới thì nên tham khảo để vạch kế hoạch lâu dài cho mạng lưới giao thông nội đô để gắn kết với các vùng ngoại đô của Hà Nội).
Nghiên cứu nói trên cho biết : Cơ cấu thành phần tham gia giao thông ở nội đô Hà Nội hiện nay là : Khoảng hơn 10% là xe buýt; khoảng hơn 80% là xe máy; còn lại là các phương tiện khác. Vậy nếu chỉ lấy việc cải thiện giao thông trên mặt đất, thì phải đặc biệt quan tâm việc ứng xử với phương tiện xe máy (hiện đang là thực tế và dự báo lâu dài thì vẫn là phù hợp tâm lý, điều kiện, thuận lợi nhất đối với người dân Thủ đô và Việt Nam), như thế vẫn phải nghĩ cho lâu dài. Hơn nữa, thực tế quỹ đất cho giao thông nội đô của Hà Nội hiện nay hầu như tĩnh, có cải thiện tăng lên, nhưng không đáng kể so với tốc độ gia tăng dân số và phương tiện (kể cả quỹ đất trong quy hoạch mở rộng nội thành thì vùng nội thành hiện tại cơ bản vẫn thế). Vấn đề cần có phương án táo bạo, khả thi hơn mang tính chiến lược lâu dài.
Nghiên cứu này gợi ý: Không chậm trễ tính đến việc làm đường tàu điện ngầm. Theo đó có dự báo: Trong vài chục năm tới, nội đô Hà Nội cần koảng 80 km đường tàu điện ngầm để đáp ứng nhu cầu đi lại và sẽ giải quyết cơ bản tình trạng giao thông quá tải; mỗi km đường tàu điện ngầm cần kinh phí khoảng 80 triệu USD, như vậy tổng kinh phí cho tới khi hoàn thành cần tới khoảng 84 tỉ USD; về tổng thời gian hoàn thành xây dựng 80 km này hết khoảng 10 năm.
Vậy rất mong muốn ý kiến của mọi người bày tỏ quan điểm, suy nghĩ về việc cấn thết tham khảo tư liệu nêu trên, xúc tiến nghiên cứu xây dựng chiến lược lâu dài cho giao thông Thủ đô nói chung, giao thông nội đô nói riêng?
Rất mong muốn được luận bàn trên Diễn đàn bổ ích này !
Nhân đây, xin mạ muội nêu suy nghĩ về giải quyết vấn đề giao thông ở Hà Nội, nhất là khu vực Nội đô:
1/ Về trước mắt : Nhân dân hoan nghênh và trân trọng ghi nhận, Thành phố, kể cả Bộ GTVT và Chính phủ rất quan tâm và đã có nhiều giải pháp (như làm cầu vượt siêu nhẹ, đổi giờ học, giờ làm, phân làn, phân luồng phương tiện, giảm xe máy, khuyến khích xe đạp, ...), nên bước đầu đã tạo ra sự cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những cố gắng ấy thường chỉ được thời gian ngắn, chưa có độ vững chắc lâu dài, mà chí ít cũng được cho khoảng chục năm. Thực ra, nhìn vào các giải pháp ấy nhận thấy, hầu hết vẫn là giải pháp tình thế, trước mắt, bộ phận, chưa đạt tầm tổng thể lâu dài cho mạng lưới và nhu cầu về cơ cấu, mật độ, dung lượng đi lại của một Thủ đô (cơ bản hoàn thành CNH, HĐH và dự báo dân số tới năm 2020 khoảng trên trăm triệu người). Vậy cần thiết phải nghĩ tới và quyết tâm xây dựng kế hoạch dài hơi, phấn đấu tích góp từng bước và khai thác các nguồn cho chiến lược lớn hơn, quy mô hơn, giải quyết triệt để hơn, vững chắc hơn. Vấn đề này không chỉ Thành phố suy nghĩ, chuẩn bị, mà là tầm nhìn và việc cần làm của Đất nước; nhưng dù sao, Thành phố vẫn cần chủ động đề xuất có cơ sở khoa học, thực tiễn phục vụ hiện tại và tương lai một cách hài hoà, ăn khớp, hiệu quả.
2/ Về chiến lược lâu dài :
Được biết có nghiên cứu, khảo sát sâu, tổng thể của tổ chức nước ngoài và dự báo về giao thông Hà Nội khoảng chục năm tới (Nếu Hà Nội và Việt Nam nghiên cứu thấy mức độ chính xác và khả thi cao cho khoảng chục, vài chục năm tới thì nên tham khảo để vạch kế hoạch lâu dài cho mạng lưới giao thông nội đô để gắn kết với các vùng ngoại đô của Hà Nội).
Nghiên cứu nói trên cho biết : Cơ cấu thành phần tham gia giao thông ở nội đô Hà Nội hiện nay là : Khoảng hơn 10% là xe buýt; khoảng hơn 80% là xe máy; còn lại là các phương tiện khác. Vậy nếu chỉ lấy việc cải thiện giao thông trên mặt đất, thì phải đặc biệt quan tâm việc ứng xử với phương tiện xe máy (hiện đang là thực tế và dự báo lâu dài thì vẫn là phù hợp tâm lý, điều kiện, thuận lợi nhất đối với người dân Thủ đô và Việt Nam), như thế vẫn phải nghĩ cho lâu dài. Hơn nữa, thực tế quỹ đất cho giao thông nội đô của Hà Nội hiện nay hầu như tĩnh, có cải thiện tăng lên, nhưng không đáng kể so với tốc độ gia tăng dân số và phương tiện (kể cả quỹ đất trong quy hoạch mở rộng nội thành thì vùng nội thành hiện tại cơ bản vẫn thế). Vấn đề cần có phương án táo bạo, khả thi hơn mang tính chiến lược lâu dài.
Nghiên cứu này gợi ý: Không chậm trễ tính đến việc làm đường tàu điện ngầm. Theo đó có dự báo: Trong vài chục năm tới, nội đô Hà Nội cần koảng 80 km đường tàu điện ngầm để đáp ứng nhu cầu đi lại và sẽ giải quyết cơ bản tình trạng giao thông quá tải; mỗi km đường tàu điện ngầm cần kinh phí khoảng 80 triệu USD, như vậy tổng kinh phí cho tới khi hoàn thành cần tới khoảng 84 tỉ USD; về tổng thời gian hoàn thành xây dựng 80 km này hết khoảng 10 năm.
Vậy rất mong muốn ý kiến của mọi người bày tỏ quan điểm, suy nghĩ về việc cấn thết tham khảo tư liệu nêu trên, xúc tiến nghiên cứu xây dựng chiến lược lâu dài cho giao thông Thủ đô nói chung, giao thông nội đô nói riêng?
Rất mong muốn được luận bàn trên Diễn đàn bổ ích này !
tienpx- Tổng số bài gửi : 12
Join date : 03/03/2014
Re: “Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
tienpx đã viết:Cám ơn Nhóm Nghiên cứu đã kịp thời khảo sát khu vực cầu vượt Ngã Tư Sở. Mong Nhóm cố gắng thêm 1-2 đợt như thế nữa để tìm ra quy luật chính xác, đầy đủ hơn. Từ đó nghiên cứu kỹ hơn, chi tiết hơn để kiến nghị với Thành phố những giải pháp hiệu quả nhất.
Nhân đây, xin mạ muội nêu suy nghĩ về giải quyết vấn đề giao thông ở Hà Nội, nhất là khu vực Nội đô:
1/ Về trước mắt : Nhân dân hoan nghênh và trân trọng ghi nhận, Thành phố, kể cả Bộ GTVT và Chính phủ rất quan tâm và đã có nhiều giải pháp (như làm cầu vượt siêu nhẹ, đổi giờ học, giờ làm, phân làn, phân luồng phương tiện, giảm xe máy, khuyến khích xe đạp, ...), nên bước đầu đã tạo ra sự cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những cố gắng ấy thường chỉ được thời gian ngắn, chưa có độ vững chắc lâu dài, mà chí ít cũng được cho khoảng chục năm. Thực ra, nhìn vào các giải pháp ấy nhận thấy, hầu hết vẫn là giải pháp tình thế, trước mắt, bộ phận, chưa đạt tầm tổng thể lâu dài cho mạng lưới và nhu cầu về cơ cấu, mật độ, dung lượng đi lại của một Thủ đô (cơ bản hoàn thành CNH, HĐH và dự báo dân số tới năm 2020 khoảng trên trăm triệu người). Vậy cần thiết phải nghĩ tới và quyết tâm xây dựng kế hoạch dài hơi, phấn đấu tích góp từng bước và khai thác các nguồn cho chiến lược lớn hơn, quy mô hơn, giải quyết triệt để hơn, vững chắc hơn. Vấn đề này không chỉ Thành phố suy nghĩ, chuẩn bị, mà là tầm nhìn và việc cần làm của Đất nước; nhưng dù sao, Thành phố vẫn cần chủ động đề xuất có cơ sở khoa học, thực tiễn phục vụ hiện tại và tương lai một cách hài hoà, ăn khớp, hiệu quả.
2/ Về chiến lược lâu dài :
Được biết có nghiên cứu, khảo sát sâu, tổng thể của tổ chức nước ngoài và dự báo về giao thông Hà Nội khoảng chục năm tới (Nếu Hà Nội và Việt Nam nghiên cứu thấy mức độ chính xác và khả thi cao cho khoảng chục, vài chục năm tới thì nên tham khảo để vạch kế hoạch lâu dài cho mạng lưới giao thông nội đô để gắn kết với các vùng ngoại đô của Hà Nội).
Nghiên cứu nói trên cho biết : Cơ cấu thành phần tham gia giao thông ở nội đô Hà Nội hiện nay là : Khoảng hơn 10% là xe buýt; khoảng hơn 80% là xe máy; còn lại là các phương tiện khác. Vậy nếu chỉ lấy việc cải thiện giao thông trên mặt đất, thì phải đặc biệt quan tâm việc ứng xử với phương tiện xe máy (hiện đang là thực tế và dự báo lâu dài thì vẫn là phù hợp tâm lý, điều kiện, thuận lợi nhất đối với người dân Thủ đô và Việt Nam), như thế vẫn phải nghĩ cho lâu dài. Hơn nữa, thực tế quỹ đất cho giao thông nội đô của Hà Nội hiện nay hầu như tĩnh, có cải thiện tăng lên, nhưng không đáng kể so với tốc độ gia tăng dân số và phương tiện (kể cả quỹ đất trong quy hoạch mở rộng nội thành thì vùng nội thành hiện tại cơ bản vẫn thế). Vấn đề cần có phương án táo bạo, khả thi hơn mang tính chiến lược lâu dài.
Nghiên cứu này gợi ý: Không chậm trễ tính đến việc làm đường tàu điện ngầm. Theo đó có dự báo: Trong vài chục năm tới, nội đô Hà Nội cần koảng 80 km đường tàu điện ngầm để đáp ứng nhu cầu đi lại và sẽ giải quyết cơ bản tình trạng giao thông quá tải; mỗi km đường tàu điện ngầm cần kinh phí khoảng 80 triệu USD, như vậy tổng kinh phí cho tới khi hoàn thành cần tới khoảng 84 tỉ USD; về tổng thời gian hoàn thành xây dựng 80 km này hết khoảng 10 năm.
Vậy rất mong muốn ý kiến của mọi người bày tỏ quan điểm, suy nghĩ về việc cấn thết tham khảo tư liệu nêu trên, xúc tiến nghiên cứu xây dựng chiến lược lâu dài cho giao thông Thủ đô nói chung, giao thông nội đô nói riêng?
Rất mong muốn được luận bàn trên Diễn đàn bổ ích này !
Xin bổ sung về giải pháp trước mắt và lâu dài cho giao thông nội đô Hà Nội :Bên cạnh việc tăng cường nâng cấp các điều kiện trên mặt đất đáp ứng cập nhật nhu cầu đi lại thiết yếu của nhân dân, cùng với việc suy nghĩ để có phương án lâu dài xây dựng hệ thông tàu điện ngầm như nêu trên đây. Thiết nghĩ cần phải kiên trì và bề bỉ tiếp tục tăng cường giáo dục tuyên truyền và đầu tư các điều kiện, tổ chức việc cải tiến công tác truyền thông sao cho thẩm thấu mang tính sâu sắc và bền vững trong mỗi người dân Hà Nội và VN, làm cho ý thức chấp hành luật giao thông luôn thường trực trong mỗi người khi tham gia giao thông - Đây vừa là giải pháp trước mắt, vừa là giải pháp cơ bản dài lâu.
tienpx- Tổng số bài gửi : 12
Join date : 03/03/2014
Re: “Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
tiepnn đã viết:Thủ đô Hà Nội hiện nay với số dân hơn 7 triệu người, hơn 4,4 triệu xe máy và 446 nghìn xe ô tô, thường xuyên xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế – xã hội của Thành phố trong nhiều năm. Giai đoạn 2008 – 2013, số điểm thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông (UTGT) đã giảm được gần 50%, từ 124 điểm xuống còn 57 điểm. Để làm được điều này, trong 5 năm qua Thành phố đã triển khai nhiều biện pháp mang tính đồng bộ, cũng như một số giải pháp mang tính đột phá như: phân làn, phân luồng giao thông; điều chỉnh giờ làm việc, học tập và kinh doanh của người dân trên địa bàn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật cho người tham gia giao thông...Ngoài việc áp dụng các nhóm giải pháp trên, với tính chất phức tạp của giao thông Hà Nội hiện nay, đòi hỏi phải có nhiều biện pháp cụ thể, hiệu quả, khả thi hơn nữa nhằm giải quyết triệt để tình trạng này mới hi vọng đạt được những mục tiêu giảm ùn tắc giao thông của Thành phố đặt ra trong thời gian tới.Vì vậy, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội lập diễn đàn này với mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp nhằm đánh giá đúng thực trạng ùn tắc giao thông hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội; đánh giá tính khả thi, hiệu của các giải pháp đã được thực hiện; đề xuất bổ sung những giải pháp mới đối với việc giảm ùn tắc giao thông Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.Các thành viên tham gia diễn đàn có thể đưa ra ý kiến của mình liên quan đến các nội dung:+ Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm ùn tắc giao thông mà Thành phố đã và đang thực hiện;+ Các phát hiện của bạn đọc về các điểm “đen” về UTGT mới xảy ra;+ Đề xuất các ý tưởng nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực nội thành Hà Nội;+ Các ý kiến khác liên quan đến chủ đề về giảm ùn tắc giao thông Thành phố Hà Nội.Diễn đàn rất mong nhận được ý kiến của các bạn đọc để cùng chung tay góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.[You must be registered and logged in to see this image.]
Khách viếng thăm- Khách viếng thăm
Re: “Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
Trước hết chúng ta phải khẳng định "Bải toán giảm ùn tắc giao thông của Hà Nội" là một bải toàn khó, vì đây là hệ quả tất yếu khi lượng người tham gia giao thông thì ngày một đông, mà quy mô của đường xá lại hạn chế.
Là một công dân của Thủ đô, hàng ngày phải di chuyển hơn 10km đi làm, thời gian tôi phải bỏ ra trên đường đi nhanh là 45 phút, bình thường là 1h. Trên tuyến đường của tôi có 3 điểm thường xuyên bị ùn tắc giao thông là nút giao Phan Đình Phùng - Hàng Cót, nút giao Cầu Giấy-Nguyễn Phong Sắc và nút giao Nguyễn Thái Học - Sơn Tây - Kim Mã.
Qua quan sát các nút giao trên vào giờ cao điểm có thể chỉ ra một số nguyên nhân gây ùn tắc giao thông như sau:
(1) Lượng người và phương tiên tham gia giao thông quá đông vào giờ cao điểm (nhất là buổi chiều từ 16h).
(2) Ý thức người tham gia giao thông (đặc biệt là các phương tiện xe máy) rất kém, không chấp hành tín hiệu giao thông, cố tình luồn lách gây cản trở các hướng đi khác.
(3) Một số nút giao trên việc phân làn xe (đặc biệt là ô tô ) chưa thực sự hợp lý dẫn đến xe ô tô thì nhiều mà lượng di chuyển qua các nút giao thì ít nên dẫn đến ùn tắc (ví dụ Cầu Giấy-Nguyễn Phong Sắc)
(4) Do điểm xe buýt đón khách gần các nút giao (Ví dụ như điểm Kim Mã) dẫn đến tình trạng xe buýt chờ vào điểm đón khách kéo dài gây ùn tắc cho các phương tiện đi sau.
(5) Một số tuyến đường chính có đông người đi lại đã nhỏ lại gần Chợ (ví dụ như đường Sơn Tây) nên tình trạng ùn tắc là thường xuyên.
Chúng ta vẫn nói đặc thù của Hà Nội là nơi đất chật người đông, tấc đất tấc vàng. Có lẽ khi bài toàn giảm ùn tắc giao thông có lời giải thì cái đặc thủ ấy sẽ chỉ còn là đặc điểm. Nếu xét về tình lâu dài và bền vững, thì bài toán giảm ùn tắc giao thông theo quan điểm của cá nhân tôi cần có một số biện pháp như sau:
(1) Thực hiện giãn dân, di chuyển các trường học, chợ (nhất là những điểm nóng).
(2) Nâng cao ý thức người dân bằng những biện pháp xử phạt hành chính mạnh mẽ.
(3) Bố trí các điểm dừng đỗ của các phương tiện giao thông (trong đó có xe buýt) tránh gần những nút giao.
(4) Phân làn xe ô tô một cách hợp lý (không cho rẽ trái ngay tại nút giao, ví dụ như nút giao Cầu Giấy-Nguyễn Phong Sắc, nút giao Nguyễn Thái Học - Sơn Tây - Kim Mã)
Trên đây là ý kiến của cá nhân tôi, rất mong nhận được đóng góp của mọi người để chúng ta cùng chung tay vì một Thủ đô " Trật tự và văn minh". Xin cảm ơn
Là một công dân của Thủ đô, hàng ngày phải di chuyển hơn 10km đi làm, thời gian tôi phải bỏ ra trên đường đi nhanh là 45 phút, bình thường là 1h. Trên tuyến đường của tôi có 3 điểm thường xuyên bị ùn tắc giao thông là nút giao Phan Đình Phùng - Hàng Cót, nút giao Cầu Giấy-Nguyễn Phong Sắc và nút giao Nguyễn Thái Học - Sơn Tây - Kim Mã.
Qua quan sát các nút giao trên vào giờ cao điểm có thể chỉ ra một số nguyên nhân gây ùn tắc giao thông như sau:
(1) Lượng người và phương tiên tham gia giao thông quá đông vào giờ cao điểm (nhất là buổi chiều từ 16h).
(2) Ý thức người tham gia giao thông (đặc biệt là các phương tiện xe máy) rất kém, không chấp hành tín hiệu giao thông, cố tình luồn lách gây cản trở các hướng đi khác.
(3) Một số nút giao trên việc phân làn xe (đặc biệt là ô tô ) chưa thực sự hợp lý dẫn đến xe ô tô thì nhiều mà lượng di chuyển qua các nút giao thì ít nên dẫn đến ùn tắc (ví dụ Cầu Giấy-Nguyễn Phong Sắc)
(4) Do điểm xe buýt đón khách gần các nút giao (Ví dụ như điểm Kim Mã) dẫn đến tình trạng xe buýt chờ vào điểm đón khách kéo dài gây ùn tắc cho các phương tiện đi sau.
(5) Một số tuyến đường chính có đông người đi lại đã nhỏ lại gần Chợ (ví dụ như đường Sơn Tây) nên tình trạng ùn tắc là thường xuyên.
Chúng ta vẫn nói đặc thù của Hà Nội là nơi đất chật người đông, tấc đất tấc vàng. Có lẽ khi bài toàn giảm ùn tắc giao thông có lời giải thì cái đặc thủ ấy sẽ chỉ còn là đặc điểm. Nếu xét về tình lâu dài và bền vững, thì bài toán giảm ùn tắc giao thông theo quan điểm của cá nhân tôi cần có một số biện pháp như sau:
(1) Thực hiện giãn dân, di chuyển các trường học, chợ (nhất là những điểm nóng).
(2) Nâng cao ý thức người dân bằng những biện pháp xử phạt hành chính mạnh mẽ.
(3) Bố trí các điểm dừng đỗ của các phương tiện giao thông (trong đó có xe buýt) tránh gần những nút giao.
(4) Phân làn xe ô tô một cách hợp lý (không cho rẽ trái ngay tại nút giao, ví dụ như nút giao Cầu Giấy-Nguyễn Phong Sắc, nút giao Nguyễn Thái Học - Sơn Tây - Kim Mã)
Trên đây là ý kiến của cá nhân tôi, rất mong nhận được đóng góp của mọi người để chúng ta cùng chung tay vì một Thủ đô " Trật tự và văn minh". Xin cảm ơn
dungtt- Tổng số bài gửi : 4
Join date : 04/03/2014
Similar topics
» Tìm giải pháp để thực hiện có hiệu quả năm " trật tự, văn minh đô thị " trên địa bàn Thành phố Hà Nội
» Nắp cống thoát nước- bạn đồng hành nguy hiểm khi tham gia giao thông ở nội đô Hà Nội
» Nỗi lo mất an toàn giao thông từ xe đạp điện
» Ùn tắc giao thông: Bài toán nan giải của đô thị.
» Báo cáo Kết quả triển khai thực hiện Diễn đàn trên website
» Nắp cống thoát nước- bạn đồng hành nguy hiểm khi tham gia giao thông ở nội đô Hà Nội
» Nỗi lo mất an toàn giao thông từ xe đạp điện
» Ùn tắc giao thông: Bài toán nan giải của đô thị.
» Báo cáo Kết quả triển khai thực hiện Diễn đàn trên website
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết