Quá trình đổi mới Luật doanh nghiệp qua các thời kỳ ở Việt Nam
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Quá trình đổi mới Luật doanh nghiệp qua các thời kỳ ở Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam sau khi đất nước được giải phóng hoàn toàn đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng, then chốt trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Yêu cầu tất yếu đối với nước ta, nhất là trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, đó là phải tạo dựng được môi trường thuận lợi phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển. Mà trong đó việc hoàn thiện hành lang pháp lý, đặc biệt là hoàn thiện Luật doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng.
Quá trình hình thành và phát triển Luật doanh nghiệp ở nước ta đã trải qua một số giai đoạn sau:
-Giai đoạn cuối thập niên 1980 đến năm 1999 vớimục tiêu là xóa dần cơ chế quan liêu bao cấp của nền kinh tế kế hoạch hóa,nhà nước đã bước đầu tạo dựng hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp thông qua việc ban hành các văn bản: Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 (thông qua ngày 21/12/1990 và có hiệu lực từ ngày 15/4/1991) là các văn bản pháp lý đầu tiên cho phép thành lập các tổ chức kinh tế thuộc tư hữu;Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 (thông qua ngày 20/4/1995 có hiệu lực từ ngày công bố) để quy định cụ thể việc thành lập và quản lý phần vốn của nhà nước đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước.
-Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2005, đây là giai đoạn đổi mới và bắt đầu hội nhập của nền kinh tế nước ta. Nhà nước ban hành đã các văn bản pháp lý thay thế nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển phù hợp với tình hình mới. Luật Doanh nghiệp năm 1999 (thông qua ngày 12/6/1999, có hiệu lực từ ngày 1/1/2000) thay thế Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, quy định chi tiết hơn các loại hình tổ chức kinh tế tư hữu đã có trước đó và bổ sung thêm một loại hình mới là công ty hợp danh. Tiếp theo đó là Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 1/4/2004) để thay thế Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995.
-Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014 với mục tiêu đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế, Quốc hội khóa XI thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2005 ngày 29/11/2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006) thay thế cho các Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã thống nhất các quy định về thành lập và quản lý các doanh nghiệp, gần như không còn sự phân biệt là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân về phương diện tổ chức quản trị.
Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) gồm 10 Chương 213 Điều (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015)với nhiều điểm mới tích cực.Những quy định này đã thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp; theo đó, những gì Luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh.So sánh với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) năm 2014 cơ bản giữ nguyên cấu trúc, gồm 10 chương, tuy nhiên số lượng điều khoản tăng 41 điều so với Luật Doanh nghiệp năm 2005. Chương IV quy định về Doanh nghiệp nhà nước với 22 điều là chương mới hoàn toàn. Điều 10 quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội cũng mới hoàn toàn.
Một trong những thay đổi quan trọng nhất trong sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này là việc đăng ký kinh doanh sẽ có thay đổi căn bản theo hướng không qui định ghi ngành, nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra còn một số điểm mới như doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu; hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải thành lập doanh nghiệp…
Trên đây là một số điểm chính trong quá trình hình thành và phát triển hành lang pháp lý (mà cụ thể là Luật doanh nghiệp) cho hoạt động của các doanh nghiệp ở nước ta và sơ lược Luật doanh nghiệp (sửa đổi) năm 2014. Để có thể đánh giá toàn diện khách quan vai trò cũng như các tác động của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) năm 2014, Trung tâm ĐT-TV rất mong muốn nhận được những ý kiến dưới những cách nhìn khác nhau của các thành viên trong diễn đàn bình luận về Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014.Xin trân trọng cảm ơn!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO - TƯ VẤN
hieultt- Tổng số bài gửi : 3
Join date : 04/03/2014
Age : 36
Đến từ : Ứng Hòa - Hà Nội
Re: Quá trình đổi mới Luật doanh nghiệp qua các thời kỳ ở Việt Nam
Luật doanh nghiệp thay đổi để phù hợp với sự tiến lên của nền kinh tế. Luật doanh nghiệp tại Việt Nam còn nhiều lỗ hổng nên chính từ đó các doanh nghiệp hay lợi dụng điều đó để lách luật. Vạy nên càng ngày Việt Nam sẽ phải hoàn thiện hơn nữa, để phù hợp với cả cá doanh nghiệp trong nước và với các doanh nghiệp nước ngoài
anhvt- Tổng số bài gửi : 3
Join date : 03/03/2014
Similar topics
» Luật Doanh nghiệp mới, cơ chế mới trong thành lập, quản trị doanh nghiệp.
» ĐỂ ĐẨY MẠNH CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”?
» Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
» HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO CỦA THỦ ĐÔ
» “Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
» ĐỂ ĐẨY MẠNH CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”?
» Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
» HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO CỦA THỦ ĐÔ
» “Hiến kế giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết